Người thân mất tích bao lâu thì được báo công an?

Nhiều thông tin cho rằng, khi không tìm thấy tin tức về người thân, bạn bè thì sau 24 tiếng mới được báo công an. Vậy theo quy định của pháp luật, thông tin trên có đúng không? Mất tích bao lâu thì được báo công an?


Người thân mất tích bao lâu được báo công an?

Khi người thân mất liên lạc không rõ lý do là bị bắt cóc, bỏ nhà trốn đi hay vì lý do nào khác nên khi bị mất tin tức của người thân, vì lo lắng mà nhiều người đã ngay lập tức báo công an. Và, có nhiều ý kiến cho rằng, chỉ được báo công an sau khi người thân mất tích 24 giờ.

Tuy nhiên, hiện các văn bản pháp luật hiện hành không quy định thời gian mất tích bao lâu được báo công an. Do đó, thông tin truyền tai nhau rằng phải qua 24 giờ không có tin tức của người thân thì mới được báo công an là không đúng sự thật.

Dù không có quy định cụ thể về việc mất tích bao lâu được báo công an nhưng khi nhận thấy việc mất tích của người thân có dấu hiệu tội phạm thì người dân nên chủ động báo càng sớm càng tốt để cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng điều tra, tìm kiếm.

Căn cứ Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức khi phát hiện có thể tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc nếu có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì có thể thông báo với cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời, Điều 145 Luật này nêu rõ, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời và các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối.

Do vậy, dù không có quy định nhưng nếu người thân mất tích và nhận ra có dấu hiệu tội phạm thì có thể báo ngay cho công an.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền là công an cấp xã.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc có thể tùy ý báo công an bởi Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự có nêu rõ:

Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Do đó, khi có thông tin về một vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì nên nhanh chóng trình báo để giải quyết. Nếu có bằng chứng hoặc đồ vật, tài liệu liên quan thì nên nộp kèm theo sẽ thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm, xử lý.

Người thân mất tích bao lâu được báo công an?
Người thân mất tích bao lâu được báo công an? (Ảnh minh hoạ)

Biệt tích 2 năm, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận mất tích?

Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015, một người sẽ được Tòa án tuyên bố mất tích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Đã biệt tích 02 năm liền trở lên mặc dù có sử dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm mà vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó đang còn sống hay đã chết;

- Người có quyền, lợi ích liên quan có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.

Trong đó, thời hạn 02 năm được tính cụ thể như sau:

- Tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;

- Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo thang có tin tức cuối cùng;

- Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Sau 02 năm biệt tích, nếu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người này gửi đến Tòa yêu cầu tuyên bố người đó mất tích thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ thông báo tìm kiếm người này.

Và sau khi kết thúc tìm kiếm trong thời gian 10 ngày, Tòa sẽ mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Nếu chấp nhận, Tòa án sẽ quyết định tuyên bố một người mất tích.

Như vậy, nếu chỉ phải biệt tích 02 năm thì Tòa sẽ không tuyên bố một người mất tích. Điều kiện để Tòa xem xét và ra quyết định tuyên bố một người mất tích là khi có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan cũng như đã áp dụng nhiều biện pháp tìm kiếm mà không có kết quả.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Người thân mất tích bao lâu được báo công an? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?

Trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?

Trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?

Không phải ai cũng có thể biết và hiểu rõ được các khái niệm về: Trách nhiệm pháp lý? Năng lực trách nhiệm pháp lý? Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý là gì và giải đáp cụ thể những vấn đề về các câu hỏi trên.