Người mất tích có được hưởng thừa kế của cha mẹ không?

Những người thuộc cùng hàng thừa kế thì được hưởng phần di sản bằng nhau. Nhưng nếu một người trong số đó mất tích thì tài sản thừa kế sẽ được chia thế nào? Người mất tích có được hưởng thừa kế nữa không?

Một người chỉ bị coi là mất tích nếu biệt tích 02 năm trở lên, dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức xác thực người đó còn sống hay đã chết, do người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích (Điều 68 Bộ luật Dân sự).

Do đó, chỉ khi có thông báo tuyên bố một người mất tích của Tòa án thì một người mới bị coi là mất tích. Vậy nếu đã được Tòa án tuyên bố mất tích thì người đó còn được hưởng thừa kế từ cha mẹ nữa không?

Theo Bộ luật Dân sự hiện nay, một người hưởng di sản thừa kế do cha mẹ để lại bằng một trong hai cách: Theo di chúc cha mẹ để lại hoặc được chia thừa kế theo pháp luật.

Hưởng di sản theo di chúc

Tại Điều 643 Bộ luật Dân sự, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế và không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần nếu:

- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

- Chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc nếu di chúc có nhiều người thừa kế theo di chúc không có hiệu lực;

- Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế…

Như vậy, việc người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc mất tích không phải điều kiện để di chúc không có hiệu lực. Nên nếu trong di chúc, cha mẹ vẫn để lại tài sản cho người con đã mất tích thì người này vẫn được hưởng phần di sản này.

Người mất tích có được hưởng thừa kế của cha mẹ không? (Ảnh minh họa)

Hưởng di sản theo pháp luật

Nếu thừa kế được chia theo pháp luật thì tại Điều 651 Bộ luật Dân sự, những người thừa kế được hưởng di sản theo thứ tự:

- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ 2: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột; Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trong đó, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và chỉ khi hàng thừa kế trước không còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, việc mất tích của một người không phải điều kiện để người thuộc hàng thừa kế trước không được hưởng di sản. Do đó, khi di sản thừa kế của cha mẹ được chia theo pháp luật thì người mất tích vẫn được hưởng.

Đồng thời, nếu người bị tuyên bố mất tích trở về thì Tòa án sẽ hủy quyết định tuyên bố mất tích và người này sẽ được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý (nếu có).

>> Infographic: Hướng dẫn phân chia di sản thừa kế

Nguyễn Hương

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.