Người giám hộ của người tâm thần là ai?

Giám hộ trong đó có người giám hộ của người tâm thần được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Vậy pháp luật quy định người giám hộ của người tâm thần là ai?


Người tâm thần có phải người bị mất năng lực hành vi dân sự?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người mắc bệnh tâm thần có thể không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự bởi người tâm thần bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có các điều kiện được quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 sau đây:

- Là một người mắc bệnh tâm thần khiến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

- Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan đã yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố người này là người bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Người bị tâm thần cần phải được làm giám định pháp y tâm thần, nhận được kết luận và đây sẽ là căn cứ để Toà án ra quyết định tuyên bố người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.

Đặc biệt, khi không còn căn cứ để Toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan hoàn toàn có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Từ những căn cứ nêu trên, một người nếu không có yêu cầu hoặc không có căn cứ để Toà án ra quyết định tuyên bố người này bị mất năng lực hành vi dân sự thì người này vẫn được coi là có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Ai là người giám hộ của người tâm thần? (Ảnh minh hoạ)

Người giám hộ của người tâm thần là ai?

Người tâm thần nếu đã được Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì thuộc trường hợp có người giám hộ.

Trong đó, giám hộ có thể được Uỷ ban nhân dân cấp xã cử hoặc được Toà án chỉ định hoặc do người được giám hộ lựa chọn khi họ trong tình trạng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Người giám hộ của người tâm thần (xét trong trường hợp đã được Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự) là người có các điều kiện nêu tại Điều 49 Bộ luật Dân sự năm 2015 sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có tư cách đạo đức tốt, không bị Toà án tuyên bố hạn chế quyền với con chưa thành niên.

- Không phải người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội liên quan đến cố ý xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản của nười khác hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, với trường hợp người được giám hộ nhân lúc còn tỉnh táo đã lựa chọn người giám hộ khi bản thân bị tâm thần (mất năng lực hành vi dân sự), nếu không có người giám hộ theo trường hợp này thì người tâm thần có thể có người giám hộ đương nhiên:

- Chồng hoặc vợ là người giám hộ: Nếu vợ/chồng là người tâm thần và đã bị Toà án tuyên bố là người bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Người con cả là người giám hộ: Cả cha và mẹ đều bị tâm thần và bị Toà tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc một trong hai người mất năng lực hành vi dân sự và người còn lại cũng không có đủ điều kiện làm người giám hộ như đã nêu ở trên.

Nếu người con cả không đủ điều kiện thì người giám hộ đương nhiên của cha mẹ trong trường hợp này là người con tiếp theo.

- Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của người thành niên bị tâm thần đã bị Toà án tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự: Người này chưa có vợ, chồng, con hoặc đã có vợ, chồng, con nhưng những người này đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ.

Do vậy, tuỳ từng trường hợp cụ thể để xác định người giám hộ của người tâm thần là ai. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.