Ngoại tình tư tưởng là gì? Có vi phạm Luật Hôn nhân Gia đình?

Ngoại tình tư tưởng không quá xa lạ và là một trong những nguyên nhân đổ vỡ hạnh phúc hôn nhân. Vậy ngoại tình tư tưởng là gì? Có vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình? Hãy theo dõi bài viết bên dưới để trả lời cho câu hỏi này nhé!

1. Ngoại tình tư tưởng là gì?

Ngoại tình tư tưởng là một hình thức ngoại tình xảy ra khi một người đã được xác nhận quan hệ hôn nhân nhưng vẫn nảy sinh cảm xúc yêu đương, tình cảm với người khác.

Khác với ngoại tình thể xác, ngoại tình tư tưởng không có sự tiếp xúc thân thể. Mặc dù vậy, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho mối quan hệ hôn nhân.

Ngoại tình tư tưởng là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Những dấu hiệu ngoại tình tư tưởng

Vì không có tiếp xúc thân thể, nên ngoại tình tư tưởng chỉ có các hành vi thiên về cảm xúc. Do đó, để xác định một người có thể đang ngoại tình tư tưởng có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

2.1 Suy nghĩ về người khác giới thường xuyên và mất kiểm soát

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết đối với người đang ngoại tình tư tưởng. Khi có tình cảm đặc biệt với người thứ ba không phải bạn đời, người ngoại tình tư tưởng sẽ thường xuyên nghĩ về người khác giới mọi lúc, mọi nơi.

Những suy nghĩ ấy có thể hiện hữu bất kỳ lúc nào: đang làm việc, ở nhà hoặc ở cạnh người bạn đời,… ngay cả khi họ không muốn.

Người ngoại tình tư tưởng luôn trong trạng thái mơ mộng, bồn chồn khi nghĩ về người khác giới. Họ thường có cảm xúc đặc biệt giống như lúc mới yêu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trên chủ yếu do người ngoại tình tư tưởng không có tiếng nói chung trong việc chia sẻ với bạn đời. Do đó, trong lúc khó khăn bế tắc, họ có xu hướng tìm đến người có thể đồng cảm với họ.

Dấu hiệu ngoại tình tư tưởng (Ảnh minh hoạ)

2.2 So sánh người khác với bạn đời của mình

Việc so sánh người khác với bạn đời là dấu hiệu của ngoại tình tư tưởng, nhưng không phải ai cũng nhận ra. Khi một người cảm thấy không hài lòng với bạn đời của mình, họ thường tìm cách so sánh với người khác giới.

Vì người ngoại tình tư tưởng đang dao động trong cảm xúc, nên sẽ thường xuyên để ý những điểm tốt của người khác và đem so sánh rồi cảm thấy thất vọng với bạn đời của mình.

Dấu hiệu này xảy ra, khi hôn nhân của bạn bắt đầu có chiều hướng đi xuống. Bạn luôn tập trung những điểm yếu, không tích cực từ bạn đời tìm cớ so sánh.

Để khắc phục tình trạng trên, bạn hãy tìm những điểm tốt của vợ hoặc chồng mình bởi không có ai là hoàn hảo.

2.3 Tìm kiếm sự đồng cảm với người khác giới

Tìm kiếm sự đồng cảm với người khác giới là một trong những biểu hiện của người ngoại tình tư tưởng. Khi một người đang cảm thấy cô đơn, không có sự thấu hiểu trong cuộc hôn nhân của mình. Người ngoại tình tư tưởng sẽ tìm kiếm sự đồng cảm của người khác giới.

Biểu hiện này nằm giữa ranh giới của tình bạn và tình yêu nên đôi khi con người khó nhận ra. Do đó, sự khác biệt đối với người ngoại tình tư tưởng, họ  thường trò chuyện, tâm sự với người khác giới về vấn đề cá nhân của mình.

Họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với người không phải bạn đời. Khi trò chuyện với người khác giới, người ngoại tình tư tưởng bắt đầu bằng những cảm xúc rất đặc biệt.

2.4 Muốn gặp gỡ người khác nhiều hơn bạn đời của mình

Một người đang có tình cảm với người khác giới, họ có xu hướng muốn gặp gỡ người đó hơn. Họ tự tạo cho mình cơ hội để có thêm thời gian nhiều hơn cho người không phải bạn đời.

Người ngoại tình tư tưởng thường không toàn tâm toàn ý cho gia đình, do đó luôn mong muốn được gặp gỡ nửa còn lại nhiều hơn ở nhà. Việc gặp gỡ có thể công khai, hoặc ngay cả khi không có sự đồng ý của bạn đời.

Ngoài ra, người ngoại tình tư tưởng tìm các lý do để có thể gặp gỡ nửa kia trong công việc, khi đi với nhóm hoặc tham gia các hoạt động chung,...

Nếu được gặp, họ luôn hướng mắt về người ấy, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Ngược lại, khi không được gặp gỡ, họ sẽ bồn chồn, nhớ mong.

Dấu hiệu ngoại tình tư tưởng khi thường xuyên gặp gỡ người khác giới (Ảnh minh hoạ)

3. Ngoại tình tư tưởng có vi phạm Luật Hôn nhân Gia đình?

Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định về ngoại tình tư tưởng. Tuy nhiên, điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình có cấm hành vi:

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

Hành vi sống chung như vợ chồng được nêu cụ thể tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC -VKSNDTC:

Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

Theo đó, ngoại tình tư tưởng chủ yếu thiên về các cảm xúc cá nhân, không có các hành vi chung sống như vợ chồng. Do đó, đây hành vi này không vi phạm Luật Hôn nhân Gia đình.

Ngoại tình tư tưởng có vi phạm Luật Hôn nhân Gia đình (Ảnh minh hoạ)

4. Hậu quả của ngoại tình tư tưởng 

Mặc dù không vi phạm pháp luật nhưng việc thường xuyên suy nghĩ về người khác giới không phải bạn đời của mình sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong hôn nhân, thậm chí đổ vỡ. Dưới đây, là những hậu quả khi gia đình có người ngoại tình tư tưởng:

Hậu quả hành vi ngoại tình tư tưởng (Ảnh minh hoạ)

4.1 Gây rạn nứt tình cảm vợ chồng

Do sự không chung thủy về tư tưởng trong hôn nhân dẫn tới việc luôn đặt người khác lên trên bạn đời của mình. Người bạn đời của người ngoại tình tư tưởng sẽ cảm thấy nghi ngờ tình cảm người kia dành cho mình, không còn tin tưởng vào tình cảm vợ chồng.

Tình cảm vợ chồng trở nên xa cách, thiếu sự gắn bó do không có sự quan tâm và đầu tư thời gian.

Ngoại tình tư tưởng chính là nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng, mâu thuẫn trong gia đình. Khi bạn đời phát hiện ra các hành vi ngoại tình, họ sẽ cảm thấy rất tức giận, thậm chí ghen tuông. Nếu không thể kiềm chế được cảm xúc sẽ tạo nên các cuộc cãi vã, xung đột trong gia đình.

4.2 Tổn thương tâm lý vợ chồng, con

Khi phát hiện bạn đời ngoại tình tư tưởng, nửa kia sẽ cảm thấy lo lắng, bất an, mất niềm tin vào cuộc sống. Điều này có tác động tiêu cực tới sức khỏe, tinh thần. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới bị trầm cảm.

Hôn nhân gặp trục trặc, người người chịu tổn thương nhất là con cái. Con cái sẽ cảm thấy thất vọng, bất an vì không biết cuộc sống sau này ra sao.

Ngoại tình tư tưởng khiến cho cha mẹ mất đi những hình ảnh đẹp trong lòng con cái. Nếu không được chia sẻ, quan tâm từ những người xung quanh, con cái thậm chí không nghe lời, không tôn trọng bố mẹ nữa. Tổn thương tâm lý tạo ra dẫn tới con cái bị mất niềm tin vào hôn nhân.

Con cái của những gia đình có bố mẹ ngoại tình tư tưởng có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh trầm cảm, rối loạn tâm lý,... Hiện nay, đã có rất nhiều trường hợp do hôn nhân của bố mẹ không hạnh phúc khiến cho con cái bị bạn bè trêu chọc, dẫn tới các hành động tiêu cực.

Để tránh cuộc hôn nhân có bạn đời ngoại tình tư tưởng, các cặp vợ chồng cần có sự sẻ chia, thấu hiểu, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Nếu phát hiện các dấu hiệu ngoại tình tư tưởng của bạn đời, hãy thẳng thắn trao đổi để hạn chế nghi ngờ.

5. Lời kết

Thông qua bài viết, chúng tôi đã giải thích thắc mắc về ngoại tình tư tưởng là gì và có vi phạm Luật Hôn nhân Gia đình hay không. Tuy hành vi này chỉ xuất phát từ tư tưởng, cảm xúc nhưng có nhiều nguy cơ gây tan vỡ hạnh phúc gia đình. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ để có biện pháp khắc phục và ngăn chặn sớm.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.