Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài quy định thế nào?

Người nước ngoài là ai, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài thế nào khi thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam là những vấn đề sẽ được giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Người nước ngoài là ai? 

Người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài hoặc là người không có quốc tịch nhưng hiện nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Đây là định nghĩa được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Quy định về năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài
Quy định về năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài (Ảnh minh hoạ)

2. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài thế nào?

Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài cũng là một trong những điều kiện để xem xét người đó có được nhập quốc tịch Việt Nam không.

Theo đó, khoản 2 Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, khi người nước ngoài thực hiện giao dịch dân sự hoặc xác lập các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người này sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu không xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người này có quốc tịch.

Riêng trường hợp xác định bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tại Việt Nam thì được xác định theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể, theo Bộ luật Dân sự năm 2015:

- Mất năng lực hành vi dân sự: Bị tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi, có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan hữu quan, được Toà án xác định là người mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Toà án trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần (Điều 22).

- Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Nghiện ma tuý hoặc chất kích thích khác, phá tán tài sản gia đình, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan hữu quan yêu cầu, được Toà án xác định là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24).

- Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Do tình trạng cơ thể hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự, người này hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan hữu quan yêu cầu, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, được công nhận trong quyết định của Toà án (Điều 23).

Với người không có quốc tịch, việc xác định năng lực hành vi dân sự được quy định như sau:

- Là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Nếu có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú khi phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì được xác định là pháp luật của nước mà người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.

Với người có nhiều quốc tịch thì năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

- Là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Nếu không xác định được nơi cư trú hoặc có nhiều nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.

- Nếu người đó có nhiều quốc tịch nhưng trong đó có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam thì xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài theo pháp luật của Việt Nam.

Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài là tiêu chí nhập quốc tịch Việt Nam
Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài là tiêu chí nhập quốc tịch Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

3. Người nước ngoài có được nhập quốc tịch Việt Nam không?

Theo đó, căn cứ Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài hoàn toàn có thể xin nhập quốc tịch Việt Nam nếu thường trú ở Việt Nam, có đơn xin nhập quốc tịch và các điều kiện sau đây:

- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

- Tuân thủ pháp luật và Hiến pháp của Việt Nam cũng như tôn trọng phong tục, truyền thống, tập quán của dân tộc Việt Nam.

- Biết tiếng Việt để hoà nhập với cộng đồng Việt Nam.

- Đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên trừ người là vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam, có công lao đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam…

- Có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam ví dụ như là chủ sở hữu nhà ở, xe, có sổ tiết kiệm…

Xem chi tiết: Quốc tịch là gì? Nhập quốc tịch Việt Nam cần giấy tờ gì?

Trên đây là giải đáp chi tiết về năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục