Năng lực hành vi dân sự có từ khi nào theo Bộ luật Dân sự?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề liên quan đến năng lực hành vi dân sự của cá nhân là: Cá nhân có năng lực hành vi dân sự từ khi nào?

Năng lực hành vi dân sự là gì?

Khái niệm năng lực hành vi dân sự là gì được định nghĩa cụ thể tại Điều 19 Bộ luật Dân sự hiện đang áp dụng như sau:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo đó, một người được coi là có năng lực hành vi dân sự khi người đó có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự thông qua hành vi của chính người đó.

Để có thể hiểu cụ thể về định nghĩa năng lực hành vi dân sự là gì, độc giả có thể xem thêm ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1: 

Anh A sở hữu quyền sử dụng đất có diện tích là 120 m2. Do cần tiền để kinh doanh nên anh A đã làm hồ sơ, thủ tục vay vốn ngân hàng. Ngày 14/3/2023, anh A đã đến ngân hàng B để ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng tín dụng và các loại giấy tờ khác có liên quan đến vay số tiền 400 triệu đồng.

Do đó, trong trường hợp này, anh A có năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ 2: 

Anh B bị tâm thần và đã được Toà án ra quyết định tuyên bố anh A là người mất năng lực hành vi dân sự. Trước khi bị tâm thần, anh A là chủ sở hữu của một chiếc ô tô. Hiện nay, do anh A bị mắc bệnh ung thư nên người giám hộ của anh A phải thay mặt anh A đứng ra bán ô tô lấy tiền để chữa bệnh cho anh A.

Do đó, trong trường hợp này, anh A bị mất năng lực hành vi dân sự bởi không thể tự mình thực hiện việc mua bán xe ô tô mà cần có người giám hộ thay mặt thực hiện.

Năng lực hành vi dân sự có từ khi nào
Cá nhân có năng lực hành vi dân sự từ khi nào? (Ảnh minh hoạ)

Năng lực hành vi dân sự có từ khi nào?

Căn cứ vào độ tuổi, tình trạng tâm thần, kinh nghiệm sống… sẽ có năng lực hành vi dân sự khác nhau. Cụ thể:

Căn cứ vào khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, năng lực hành vi dân sự được phân thành các mức loại:

- Năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi là người thành niên. Đồng nghĩa, khi từ đủ 18 tuổi trở lên, một cá nhân sẽ có năng lực hành vi dân sự theo Điều 20 Bộ luật Dân sự trừ trường hợp: Bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

- Mất năng lực hành vi dân sự: Khi cá nhân không thể làm chủ, nhận thức được hành vi do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, được Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Khi đó, người này không thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự được.

- Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đây là trạng thái không thể tự mình làm chủ hành vi của mình mà chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, những giao dịch liên quan đến người này sẽ do người giám hộ thực hiện.

- Hạn chế năng lực hành vi dân sự. Với đối tượng này, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Xét về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự được biểu hiện thông qua việc xác lập, thực hiện giao dịch thì vấn đề này được quy định như sau:

- Người chưa đủ 06 tuổi: Người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

- Người từ đủ 06 tuổi - chưa đủ 15 tuổi: Phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến nhu cầu sinh hoạt hàng ngày theo lứa tuổi.

- Từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi: Những giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Còn các giao dịch khác thì có thể tự mình thực hiện.

Từ các phân tích trên, có thể khẳng định, cá nhân có được năng lực hành vi dân sự đầy đủ từ khi đủ 18 tuổi. Trước 18 tuổi, cá nhân khi thực hiện quyền, nghĩa vụ vẫn phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Năng lực hành vi dân sự có từ khi nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?