Mức phạt bạo lực gia đình phổ biến [Cập nhật] 2024

Bạo lực gia đình luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội từ trước đến nay. Sau đây LuatVietnam tổng hợp 08 hành vi và mức phạt hành vi bạo lực gia đình theo quy định mới nhất.

Bạo lực gia đình là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình mới nhất, bạo lực gia đình được định nghĩa như sau:

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Đặc biệt, hành vi bạo lực gia đình cũng áp dụng với những đối tượng sau đây: Vợ chồng đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người đã từng có các mối quan hệ: Cha mẹ con riêng; anh chị em của người đã ly hôn hoặc của người chung sống như vợ chồng; cha mẹ nuôi và con nuôi.

(Trong kh đó, theo quy định cũ, cũng chỉ áp dụng thêm với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng).

Mức phạt bạo lực gia đình phổ biến
[Tổng hợp] Mức phạt bạo lực gia đình phổ biến (Ảnh minh họa)

Mức phạt bạo lực gia đình phổ biến mới nhất

Dưới đây là 08 hành vi bạo lực gia đình và mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP:

Mức phạt

Hành vi

Xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

05 - 10 triệu đồng

Đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

10 - 20 triệu đồng

  • Dùng roi, gậy… hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
  • Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị (nếu cần) hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

10 - 20 triệu đồng

  • Đối xử tồi tệ như bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho/hạn chế vệ sinh cá nhân;
  • Bỏ mặc không chăm sóc người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

05 - 10 triệu đồng

Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

10 - 20 triệu đồng

  • Tiết lộ/phát tán tư liệu, tài liệu là bí mật đời tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Dùng phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
  • Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý

05 - 10 triệu đồng

  • Cấm ra khỏi nhà, ngăn cản gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý với thành viên đó;
  • Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
  • Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

10 - 20 triệu đồng

Buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực với người, con vật.

20 - 30 triệu đồng

  • Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
  • Có hành vi kích động tình dục/lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình.

Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

05 - 10 triệu đồng

  • Từ chối/trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.
  • Từ chối/trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn.

Bạo lực về kinh tế

20 - 30 triệu đồng

  • Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
  • Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức/làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại/làm những công việc khác trái quy định về lao động.
  • Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin/lang thang kiếm sống.

Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ trái luật

05 - 10 triệu đồng

Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

10 - 20 triệu đồng

Đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình

05 - 10 triệu đồng

Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của toà án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Trên đây là tổng hợp mức phạt bạo lực gia đình phổ biến hiện nay. Việc bạo lực gia đình không chỉ chia rẽ tình cảm gia đình mà người có hành vi bạo lực có thể bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài của LuatVietnam tại 19006192 .

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?