Mức bồi thường trong những vụ án oan, sai mới nhất

Những năm gần đây liên tiếp có nhiều vụ án oan, sai gây xôn xao dư luận khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu mức bồi thường trong những vụ án oan, sai đó sẽ được tính như thế nào?

Ai là người sẽ được bồi thường thiệt hại?

Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017 quy định những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do người thi hành công vụ gây ra sẽ được Nhà nước bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại:

- Người bị thiệt hại

- Người thừa kế của người bị thiệt hại nếu người đó chết

- Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại nếu luật quy định phải có người đại diện

Các đối tượng nêu trên có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Đặc biệt, trong các vụ án hình sự, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai mà có quyết định người này không thực hiện hành vi phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, không có sự việc phạm tội hoặc hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được người đó thực hiện tội phạm.

Ngoài ra, Nhà nước còn phải bồi thường cho cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa.

Mức bồi thường khi bị oan, sai được xác định thế nào? (Ảnh minh họa)

Mức bồi thường trong những vụ án oan, sai

Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh và các khoản lãi cùng chi phí khác được quy định cụ thể trong Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017.

Theo đó, nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại nói chung và trong các vụ án oan sai nói riêng là dựa trên sự thỏa thuận, thương lượng.

Thông thường, đối với các vụ án oan sai, các thiệt hại được xác định bao gồm:

- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

- Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

- Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết

- Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm

- Thiệt hại về tinh thần

- Các chi phí khác được bồi thường

Theo đó, nội dung thương lượng việc bồi thường thiệt hại bao gồm:

- Các loại thiệt hại được bồi thường;

- Số tiền bồi thường;

- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);

- Phương thức chi trả tiền bồi thường;

- Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.

Do vậy, mức bồi thường cụ thể cho các vụ án oan, sai không được quy định cụ thể mà tùy vào từng vụ án với tính chất, mức độ khác nhau để xác định mức bồi thường phù hợp. Nhưng vẫn phải đảm bảo được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực và đúng pháp luật.

Trên đây là quy định về mức bồi thường thiệt hại trong các vụ án oan, sai. Để tìm hiểu thêm các quy định về bồi thường thiệt hại khác, đọc tại đây.

Nguyễn Hương

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.