Một tài sản thế chấp cho nhiều ngân hàng được không?

Khi cần sử dụng đến một khoản tiền lớn, nhiều người sẽ lựa chọn việc thế chấp tài sản của mình cho ngân hàng. Tuy nhiên, liệu một tài sản có được thế chấp cho nhiều ngân hàng không?


Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ?

Tài sản bảo đảm (hay tài sản thế chấp, cầm cố) là tài sản mà một bên dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với một bên khác. Trong đó, tài sản thế chấp là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai. (Căn cứ Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP).

Đặc biệt: Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất. Và giá trị tài sản thế chấp có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Bên cạnh đó, theo Điều 296 Bộ luật Dân sự mới nhất, một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ nếu thỏa mãn các điều kiện:

- Giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ đang thực hiện tại thời điểm thế chấp;

- Bên thế chấp phải thông báo về tình trạng tài sản đang thế chấp cho ngân hàng nhận thế chấp tiếp theo;

- Khi thực hiện thế chấp tài sản thì phải được lập thành văn bản;

Như vậy, căn cứ các quy định trên, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì một tài sản có thể được dùng để thế chấp cho nhiều ngân hàng nếu đáp ứng các điều kiện trên.

1 tài sản thế chấp cho nhiều ngân hàng

Một tài sản thế chấp cho nhiều ngân hàng có được không? (Ảnh minh họa)


Tài sản thế chấp sẽ bị bán đấu giá nếu không trả được nợ?

Thông thường khi dùng tài sản để bảo đảm cho 01 nghĩa vụ thì các ngân hàng sẽ yêu cầu đăng ký thế chấp cho tài sản. Theo đó, căn cứ vào Điều 3 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP, các loại tài sản phải đăng ký gồm:

- Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nếu đã được chứng nhận trên Sổ đỏ;

- Tàu bay, tàu biển.

Bên cạnh đó, các tài sản chỉ đăng ký nếu có yêu cầu gồm: Tài sản là động sản khác; Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai…

Lúc này, nếu đến hạn trả nợ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đúng hạn thì tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý bằng các biện pháp nêu tại Điều 303 Bộ luật Dân sự gồm:

- Bán đấu giá tài sản;

- Bên nhận thế chấp tự bán tài sản hoặc nhận chính tài sản đó để thay cho nghĩa vụ của bên thế chấp…

Trong đó, nếu các bên không thỏa thuận xử lý tài sản thế nào khi một bên vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng được quyền bán đấu giá tài sản này.

Như vây, nếu hai bên có thỏa thuận về việc xử lý tài sản khi có vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì làm theo thỏa thuận; nếu không có thì bên nhận thế chấp có thể bán đấu giá tài sản bảo đảm.

>> Làm sao để biết xe ô tô định mua có đang thế chấp ngân hàng?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục