Một phiên tòa dân sự được hoãn bao nhiêu lần?

Một phiên tòa dân sự phải được xét xử kịp thời trong thời hạn do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, phiên tòa vẫn có thể được hoãn. Vậy, một phiên tòa dân sự sẽ được hoãn mấy lần?

Việc hoãn phiên tòa xét xử được thực hiện trước khi phiên tòa diễn ra. Dưới đây là quy định chi tiết về các trường hợp phiên tòa được hoãn:

1/ Với phiên tòa dân sự sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 gọi tắt là BLTTDS, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau đây:

- Phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;

- Phải thay đổi Kiểm sát viên;

- Phải thay đổi người giám định, người phiên dịch;

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt;

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nếu vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt;

- Người làm chứng vắng mặt và sự vắng mặt của người này gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án;

- Người giám định vắng mặt;

- Người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế;

- Có người đề nghị hoãn phiên tòa khi người tham gia tố tụng vắng mặt mà không thuộc trường hợp được hoãn nêu trên thì Hội đồng xét xử có thể xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do vì sao.

Trong đó, thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng. Với các phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn thì thời hạn hoãn không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

phiên tòa dân sự được hoãn bao nhiêu lần

Một phiên tòa dân sự được hoãn bao nhiêu lần? (Ảnh minh họa)

2/ Với phiên tòa dân sự phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 296 BLTTDS, phiên tòa phúc thẩm sẽ được hoãn trong các trường hợp sau:

- Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm;

- Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập lần thứ nhất mà vắng mặt;

- Người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

3/ Với các phiên tòa có yếu tố nước ngoài

Theo khoản 3 Điều 477 BLTTDS, các phiên tòa dân sự có yếu tố nước sẽ được hoãn trong các trường hợp sau:

- Đương sự ở nước ngoài đề nghị hoãn phiên tòa lần thứ nhất;

- Đương sự ở nước ngoài vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

- Tòa án không nhận được văn bản thông báo về kết quả tống đạt cũng như lời khai, tài liệu, chứng cứ của đương sự ở nước ngoài và đến ngày mở phiên tòa, đương sự ở nước ngoài không có mặt, không có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ.

Như vậy, theo quy định nêu trên, phiên tòa dân sự sơ thẩm có thể được hoãn 09 lần, phiên tòa dân sự phúc thẩm có thể hoãn 03 lần và phiên tòa dân sự có yếu tố nước ngoài có thể được hoãn 03 lần.

Không chỉ các phiên tòa dân sự có thể hoãn mà độc giả có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây về việc hoãn phiên tòa hình sự:

>> 4 trường hợp phải hoãn phiên tòa xét xử hình sự

Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.