Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng, có bị phạt không?

Trong cuộc sống, nhiều cặp vợ chồng không hề giấu giếm nhau các thông tin trong điện thoại. Tuy nhiên, với các trường hợp khác, đây có được coi là bí mật cá nhân không? Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng, có bị phạt không?

Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng có bị phạt không?

Thông tin trong điện thoại của cá nhân là một trong những thông tin riêng tư của cá nhân và không ai được quyền bóc mở, kiểm soát cũng như thu giữ trái luật (theo Điều 21 Hiến pháp).

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2025 cũng khẳng định:

Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định

Như vậy, việc vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng mà người chồng không biết và không đồng ý thì sẽ trở thành hành vi vi phạm pháp luật.

Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng có bị phạt không? (Ảnh minh họa)

Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng, bị phạt thế nào?

Do việc mở trộm điện thoại của chồng là vi phạm pháp luật nên tùy vào từng hành vi cụ thể, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:

  • Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng: Bẻ khóa, trộm cắp, dùng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của chồng trên môi trường mạng.
  • Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng: Truy cập trái phép vào điện thoại của người khác để chiếm quyền sử dụng hoặc thay đổi, xóa bỏ các thông tin đã được lưu trên điện thoại hoặc nhằm thu thập thông tin của người khác.

Căn cứ theo Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng nhằm tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu là bí mật đời tư của chồng nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, trong một số trường hợp, thậm chí người vợ còn có thể phải chịu trách nhiệm về Tôi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác theo Điều 159 Bộ luật Hình sự. Cụ thể:

- Phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng hoặc phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Nếu thực hiện một trong các hành vi dưới đây và đã bị kỷ luật/xử phạt hành chính mà vẫn còn vi phạm:

  • Chiếm đoạt tin nhắn hoặc các thông tin riêng tư khác của chồng được qua điện thoại dưới bất kỳ hình thức nào
  • Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của chồng được gửi bằng điện thoại
  • Nghe, ghi âm cuộc gọi trái pháp luật
  • Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của chồng.

- Phạt tù từ 01 - 03 năm:

  • Phạm tội có tổ chưc
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội
  • Phạm tội từ 02 lần trở lên
  • Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt từ điện thoại của chồng và làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người chồng
  • Làm người chồng tự sát

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 05 - 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 - 05 năm.

Như vậy, nếu hành vi mở trộm mật khẩu điện thoại chồng của người vợ nghiêm trọng đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì người vợ có thể phải đối mặt với hình phạt cao nhất là 03 năm tù.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc xử phạt người vợ có hành vi mở trộm điện thoại của chồng không thường xảy ra. Bởi chỉ khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì thực tế mới xảy ra việc xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là thông tin về vấn đề: Vợ mở trộm mật khẩu điện thoại của chồng có bị phạt không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.