1. Mẫu hợp đồng ở nhờ mới nhất 2025
Ở nhờ nhà là một hình thức phổ biến được nhiều người sử dụng để có chỗ ở thuận tiện cho việc học tập, làm việc. Dù đang ở nhờ cho cho người khác ở nhờ thì việc lập hợp đồng ở nhờ là vô cùng cần thiết.
Hợp đồng ở nhờ là văn bản được lập theo thỏa thuận của các bên, trong đó nội dung của hợp đồng sẽ quy định về việc một bên cho bên còn lại ở nhờ nhà của mình, hợp đồng cũng sẽ quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên cũng như các điều khoản khác có liên quan.
Có thể tham khảo Mẫu hợp đồng ở nhờ mới nhất 2025 tại đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHO Ở NHỜ NHÀ
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm 20…
Chúng tôi gồm có:
Bên cho ở nhờ nhà: (Gọi tắt là bên A):
Họ và tên:…………………………… …………Ngày sinh: ...................
Có hộ khẩu thường trú tại:…………………………… …………............
Là chủ hộ (hoặc chủ nhà): …………………………… …………............
Bên ở nhờ nhà : (Gọi tắt là bên B) :
Họ và tên:…………………………… …………Ngày sinh: ...................
Có hộ khẩu thường trú tại:…………………………… …………............
Hiện nay đang ở tại :………………………… …………........................
Hai bên tự nguyện thỏa thuận và thống nhất như sau :
Bên A đồng ý cho bên B được ở nhờ nhà.
Tại :………………………… …………............………………………… ……
Quận : ………………………… …………............Từ ngày : .......................
Bên B gồm có : ………… nhân khẩu được ở nhờ : ………… m2 nhà.
Bên B chỉ được quyền ở và nhập hộ khẩu vào địa chỉ nhà bên A, bên B không được tranh chấp nhà, yêu cầu gì về tài sản của bên A.
Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau và mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN Ở NHỜ NHÀ (BÊN B) BÊN CHO Ở NHỜ NHÀ (BÊN A)
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
2. Hợp đồng ở nhờ có cần công chứng, chứng thực không?
Tại quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 55/2021/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 66/2023/TT-BCA) quy định giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là văn bản cho ở nhờ nhà ở, nhà khác thì không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, khi lập hợp đồng ở nhờ các bên không bắt buộc phải thực hiện công chứng hay chứng thực hợp đồng.
3. Có phải đăng ký tạm trú khi ký hợp đồng ở nhờ?
Tại khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú số 68/2020/QH14 quy định về đăng ký tạm trú của cá nhân như sau:
- Cá nhân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài đơn vị hành chính xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc nhằm mục đích khác thời gian từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú;
- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể gia hạn nhiều lần;
- Cá nhân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở không được đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật này:
Chỗ ở nằm trong nơi bị cấm, cấm xây dựng, lấn chiếm hành lang…
Toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép
Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt…
Đồng thời theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú quy định về lưu trú như sau:
“6. Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.”
Như vậy, nếu cá nhân đến ở nhờ nhà người khác thời gian từ 30 ngày trở lên thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú. Trường hợp nếu cá nhân ở nhờ ít hơn 30 ngày thì phải thông báo lưu trú theo quy định tại bài viết:
>> Thông báo lưu trú: Trình tự, thủ tục thế nào?
4. Đăng ký thường trú bằng hợp đồng ở nhờ được không?
Pháp luật quy định các cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú, thường trú tại nơi ở của mình.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật cư trú, cá nhân được đăng ký thường trú tại nơi ở nhờ theo hợp đồng ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Được chủ sở hữu chỗ ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu cá nhân đăng ký thường trú vào hộ gia đình đó;
- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở nhờ tối thiểu do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/ người.
Về hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú bằng hợp đồng ở nhờ thực hiện như sau:
- Hồ sơ đăng ký thường trú đối với trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở nhờ theo hợp đồng ở nhờ được quy định tại khoản 6 Điều 21 Luật Cư trú bao gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong tờ khai ghi rõ ý kiến đồng ý cho cá nhân đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp chủ hộ, chủ sở hữu đã đồng ý bằng văn bản;
Hợp đồng ở nhờ hoặc văn bản về việc ở nhờ đã được công chứng hoặc chứng thực.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở nhờ đủ điều kiện về diện tích để đăng ký thường.
- Thủ tục đăng ký thường trú bằng hợp đồng ở nhờ được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cá nhân đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi cư trú.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý yêu cầu
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú của cá nhân, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho cá nhân. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn cá nhân bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận thông quả
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của cá nhân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho cá nhân về việc đã cập nhật thông tin đăng ký.
Nếu cơ quan đăng ký cư trú từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cá nhân đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong vòng 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Trên đây là nội dung giới thiệu Mẫu hợp đồng ở nhờ mới nhất 2025