Mẫu hợp đồng freelancer và những lưu ý khi giao kết

Hiện nay, nghề freelancer dần trở nên rất phổ biến. Theo đó, khi giao kết hợp đồng freelancer cần chú ý những quy định pháp luật nào. Cùng tìm hiểu về hợp đồng freelancer thông qua bài viết dưới đây.

1. Làm freelancer có phải ký hợp đồng không?

Hợp đồng freelancer
Hợp đồng freelancer (Ảnh minh họa)

Hiện nay, đối với giao kết hợp đồng khi làm việc thì phổ biến hai loại hợp đồng là hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ.

Trong đó, freelance là một hình thức công việc có tính tự do, không chịu nhiều sự ràng buộc đối với 01 người sử dụng lao động. Do đó, làm freelancer sẽ không phù hợp để ký hợp đồng lao động.

Do đó, công việc freelance không phù hợp với hợp đồng lao động mà các bên sẽ ký hợp đồng dịch vụ.

Hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14 cho thấy bản chất thể hiện về việc làm có trả tiền công, tiền lương, có sự quản lý, điều hành và giám sát. Theo đó, có thể thấy hợp đồng lao động có nội dung thể hiện sự ràng buộc nhất định.

Mà Freelance là một hình thức công việc có tính tự do, không chịu nhiều sự ràng buộc đối với 01 người sử dụng lao động. Do đó, làm freelancer sẽ không phù hợp để ký hợp đồng lao động.

Đồng thời, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như có căn cứ giải quyết khi có tranh chấp phát sinh thì người làm việc freelancer cũng cần giao kết hợp đồng với bên hợp tác.

Căn cứ quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13, loại hợp đồng dịch vụ sẽ phù hợp với bản chất công việc freelancer.

Cụ thể thì khi ký hợp đồng dịch vụ tức là giữa các bên có sự thỏa thuận về việc bên làm freelancer (bên cung ứng dịch vụ) sẽ thực hiện công việc cho khách hàng (bên sử dụng dịch vụ), đồng thời khách hành sẽ có nghĩa vụ phải trả tiền cho bên làm freelancer.

2. Những lưu ý khi giao kết hợp đồng với freelancer

Giao kết hợp đồng với freelancer
Giao kết hợp đồng với freelancer (Ảnh minh họa)

- Cần xác định rõ quan hệ lao động hay quan hệ dịch vụ:

Cần căn cứ vào nội dung thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng để xác định rõ quan hệ trong giao kết hợp đồng với freelancer là quan hệ lao động hay quan hệ dịch vụ.

Thông thường, hiện nay việc giao kết hợp đồng với freelancer được thực hiện thông quan hình thức hợp đồng dịch vụ. Theo đó, quan hệ trong loại hợp đồng này là quan hệ dịch vụ và người làm freelancer không phải là nguời lao động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tuyển freelancer nhưng lại các thỏa thuận lại có sự quản lý, điều hành, giám sát, có sự ràng buộc với nội quy hay kỷ luật lao động,... thì bản chất quan hệ này được xem là quan hệ lao động và cần được ký hợp đồng lao động theo đúng quy định về pháp luật lao động.

- Về nội dung hợp đồng:

Hiện nay, pháp luật không có quy định về nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng giao kết với freelancer (thông thường là hợp đồng dịch vụ). Tuy nhiên, nội dung hợp đồng giao kết với freelancer cần có những nội dung cơ bản như sau:

  • Tên, địa chỉ của các bên
  • Thông tin cơ bản của bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ;
  • Nội dung, địa điểm, thời hạn thực hiện công việc;
  • Giá dịch vụ, thời hạn, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên

 3. Mẫu hợp đồng freelancer 2024

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Số: ……

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ nhu cầu và thỏa thuận giữa các bên

Hôm nay, vào ngày … tháng … năm … tại trụ sở Công ty …, các bên bao gồm:

BÊN A: .................… (BÊN THUÊ)

Địa chỉ trụ sở         : …....................................................................

Mã số thuế             : …....................................................................

Đại diện là Ông/bà: ….....................Chức vụ:.................................

Số điện thoại          : …...................................................................

Email              : …...................................................................

Số tài khoản ngân hàng: …..............................Ngân hàng: ..........

BÊN B:..................…(FREELANCER)

Số CMND/CCCD    : …..............................cấp ngày…/…/…tại ..........…

Sinh ngày                : …./.…/….

Địa chỉ thường trú   : …............................................................

Địa chỉ liên hệ          : …............................................................

Số điện thoại           : ................................................................

Email              : …...................................................................

Số tài khoản ngân hàng: …..............................Ngân hàng: ..............................

Sau khi bàn bạc và thỏa thuận, hai bên đã thống nhất những nội dung như sau:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Bên B nhận thực hiện cho bên A các công việc sau:…..................................

2. Yêu cầu về chất lượng công việc:…...............................................................

ĐIỀU 2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

2.1. Thời gian thực hiện:

Bên B thực hiện công việc cho Bên A trong thời hạn từ ngày/tháng/năm…đến ngày/tháng/năm.

2.2. Địa điểm thực hiện:……………………….…....................................................

ĐIỀU 3. PHÍ DỊCH VỤ, HÌNH THỨC VÀ THỜI HẠN THANH TOÁN

3.1.     Phí dịch vụ:

Bên A phải thanh toán cho Bên B phí dịch vụ là ….................. VNĐ.

Bên A sẽ thực hiện khấu trừ thuế TNCN 10% tại nguồn đối với các khoản thu nhập từ

2.000.000 VNĐ (bằng chữ: Hai triệu đồng) trở lên.

3.2. Hình thức thanh toán: Bằng tiền mặt/chuyển khoản qua ngân hàng.

3.3. Thời hạn thanh toán:

Bên A thanh toán cho Bên B theo 02 đợt:

- Lần 1: Bên A tạm ứng cho Bên B là: ...............… VNĐ vào ngày....tháng....năm......

- Lần 2: Bên A thanh toán phần giá trị hợp đồng còn lại cho Bên B sau khi đã trừ đi giá trị tạm ứng và thuế thu nhập cá nhân của Bên B vào ngày hoàn thành việc cung cấp dịch vụ.

Thời hạn bên A thanh toán chậm tối đa là ….. ngày kể từ ngày phải thanh toán. Sau ngày thứ ….. chậm thanh toán, Bên A phải chịu phạt lãi chậm thanh toán theo mức lãi suất ....%/ngày chậm thanh toán và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật. Trường hợp chậm thanh toán sau …... ngày, Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

- Quyền của Bên A:

+ Yêu cầu Bên B thực hiện đúng công việc đã thỏa thuận theo đúng thời gian trong hợp đồng;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng này;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của Bên A:

+ Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho Bên B theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng này;

+ Tạo điều kiện để Bên B hoàn thành công việc theo thỏa thuận;

+ Trích phí dịch vụ của Bên B để đóng thuế TNCN cho Bên B;

+ Kê khai, đóng thuế TNCN cho Bên B trong phạm vi liên quan đến hợp đồng này;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

- Quyền của Bên B:

+ Yêu cầu Bên A thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho Bên B;

+ Yêu cầu Bên A trích phí dịch vụ để đóng thuế TNCN cho Bên B;

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng này;

+ Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của Bên B:

+ Thực hiện các công việc đúng yêu cầu, thời gian, địa điểm và chất lượng theo thỏa thuận;

+ Chịu sự kiểm tra của Bên A và phải báo cáo thường xuyên công việc cho Bên A;

+ Có trách nhiệm bảo mật thông tin trong thời gian thực hiện công việc;

+ Bảo quản, giao lại cho bên A tài liệu, phương tiện được giao để hoàn thành coong việc;

+ Bồi thường thiệt hại trong trường hợp làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao để thực hiện công việc hoặc khi tiết lộ thông tin bí mật của bên A.

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 5. THANH LÝ HỢP ĐỒNG

5.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng hoặc khi các bên hoàn thành quyền và nghĩa vụ với nhau và không có thỏa thuận gia hạn khác;

5.2. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng, hợp đồng này sẽ chấm dứt kể từ thời điểm đạt được thỏa thuận giữa hai bên.

5.3. Hợp đồng chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.

ĐIỀU 6. ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

6.1. Các bên không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trừ những trường hợp do pháp luật quy định. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường …% giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên còn lại, trừ trường hợp chứng minh được bên kia vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng hoặc các trường hợp khác theo quy định trong hợp đồng.

6.2. Một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại nếu bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc những trường hợp pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng có trách nhiệm chứng minh được lỗi của bên kia. Chi phí kiểm tra, chứng minh lỗi vi phạm và thiệt hại gây ra do bên có vi phạm nghĩa vụ chi trả.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc hoàn trả phần nghĩa vụ đã thực hiện.

6.3. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên còn lại trước tối thiểu ....ngày. Nếu vi phạm thời gian tối thiểu báo trước, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ bị phạt …% tổng giá trị hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại (nếu có).

ĐIỀU 7. BẢO MẬT THÔNG TIN

Hai bên không được tiết lộ cho bên thứ ba những thông tin, tài liệu liên quan đến hợp đồng này, trừ trường hợp được sự chấp thuận bằng văn bản của bên còn lại hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong khi thực hiện và sau khi hợp đồng này chấm dứt hoặc nếu xảy ra tranh chấp, điều khoản này vẫn sẽ còn hiệu lực pháp lý.

Trường hợp một bên vi phạm điều khoản này, bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

ĐIỀU 8. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng này. Nếu tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng và hòa giải. Trường hợp các bên thương lượng, hòa giải không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân.

- Hợp đồng này được lập thành 02 bản và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản.

- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày....tháng....năm......

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN ĐẠI B

4. Ký hợp đồng freelancer đóng thuế thế nào?

Căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC các tổ chức, cá nhân trả tiền thù lao cho người làm freelancer sẽ phải trích 10% tiền thù lao trước khi thanh toán để đóng thuế TNCN cho người làm freelancer.

Trường hợp, ước tính tổng thu nhập trong năm không quá 132 triệu đồng, tức là chưa đến mức phải nộp thuế TNCN thì anh/chị có thể làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN để tổ chức, cá nhân trả tiền thù lao cho người làm freelancer làm căn cứ không thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân và cuối năm người này cần tự làm quyết toán thuế với cơ quan thuế.

Trên đây là thông tin về hợp đồng freelancer.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?