Mẫu đơn xin ly hôn vì không hợp nhau và hướng dẫn cách viết

Hiện nay có nhiều cặp vợ chồng muốn ly hôn vì lý do không hợp nhau. Bài viết sau đây cung cấp một số thông tin cần thiết về mẫu đơn xin ly hôn vì không hợp nhau và một số thông tin cần thiết đối với trường hợp này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày…. tháng… năm….

ĐƠN XIN LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………..

Họ tên người yêu cầu:

1. Tên chồng: ……………………Sinh ngày:…………………….

Căn cước công dân/chứng minh nhân dân: số………………cấp ngày………bởi……...

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………..........…

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ: ………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

2. Tên vợ :………………………….Sinh ngày:…………………………….

Căn cước công dân/chứng minh nhân dân: số………………cấp ngày………bởi……...

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………..........…

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ: ………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Xin trình bày với Tòa án nhn dân………………..  như sau:

- Về quan hệ hôn nhân : ……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Ví dụ: Chúng tôi đã đăng ký kết hôn ngày.../.../... tại.... Nay chúng tôi làm đơn này yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn với lý do: Sau thời gian chung sống, chúng tôi phát sinh mâu thuẫn và bất đồng quan điểm dẫn đến thường xuyên cãi vã. Hiện nay chúng tôi đã sống ly thân với nhau và nhận thấy đời sống hôn nhân không còn hòa hợp, mâu thuẫn hôn nhân ngày càng trở nên trầm trọng kiến mục đích hôn nhân không thể đạt được. Vì vậy, chúng tôi làm đơn này kính mong Tòa án nhân dân... xem xét giải công nhận cho chúng tôi được ly hôn.)

Hai chúng tôi đã cùng thỏa thuận và thống nhất những nội dung sau:

1. Về con chung : …………………………………………………….......................

2. Về tài sản chung: ……………………………………………................................

3. Về vay nợ : …………………………………………………………………………...

Tài liệu đính kèm theo đơn bao gồm:

  • Bản gốc Giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng; 
  • Bản sao Căn Cước công dân (bản chứng thực)
  • Bản sao Giấy khai sinh.
  • Một số giấy tờ khác

Chúng tôi xin kính mong Quý Toà xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.

Họ và tên chồng

Họ và tên vợ

Viết đơn xin ly hôn vì không hợp nhau
Viết đơn xin ly hôn vì không hợp nhau (Ảnh minh họa)

- Về phần kính gửi: Anh/chị có thể chọn tòa án nhân dân tại nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên và ghi rõ tòa án nhân dân đó là tòa huyện/quận/thành phố nào, trực thuộc tỉnh/thành nào.

- Về phần thông tin của hai bên: Anh/chị cần điền đúng thông tin theo giấy tờ tùy thân của mình.

- Về phần quan hệ hôn nhân: Anh/chị cần trình bày thời gian từ kết hôn, chung sống của hai bên có vấn đề gì, lý do nào dẫn đến việc ly hôn (do không hợp nhau, bất đồng quan điểm, cuộc sống hôn nhân nhạt nhẽo, không hòa hợp...) hiện tại có lý thân hay chưa, thời gian ly thân, mâu thuẫn có thể được giải quyết hay không,...

- Về phần con chung: Tại phần này, anh/chị cần nêu rõ hiện hai người có bao nhiêu người con, con bao nhiêu tuổi. Nếu hai bên thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con, vấn đề cấp dưỡng thì cần ghi nội dung thỏa thuận. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì ghi vào đơn và đề nghị Tòa án giải quyết vấn đề này.

- Về phần tài sản chung: Nếu hai bên thỏa thuận thì cần ghi rõ nội dung thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án phân chia lúc này hai bên cần liệt kê toàn bộ thông tin tài sản chung.

- Về phần nợ chung: Nếu hai bên thỏa thuận thì cần ghi rõ nội dung thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án phân nghĩa vụ trả nợ của hai bên. Nếu không có nợ chung thì ghi rõ “Không có nợ chung”.

Pháp luật không có quy định bắt buộc khi ly hôn phải mua đơn ly hôn có sẵn tại Tòa án. Hiện nay, đơn xin ly hôn hoàn toàn có thể được viết tay, đánh máy hoặc mua bản soạn sẵn tại Tòa án (bản có dấu).

Theo đó, đơn ly hôn chỉ cần có đáp ứng đầy đủ các nội dung và thông tin cần thiết theo mẫu thì sẽ được Tòa án phải chấp nhận.

Lưu ý là một số Tòa án tại các địa phương có yêu cầu người dân phải mua mẫu đơn ly hôn (có dấu treo) tại Tòa.

Ly hôn vì không hợp nhau có được tòa chấp nhận không?
Ly hôn vì không hợp nhau có được tòa chấp nhận không? (Ảnh minh họa)

- Trường hợp thuận tình ly hôn:

Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13, nếu hai bên cùng yêu cầu ly hôn và xét thấy cả hai đều tự nguyện và đã đạt thỏa thuận về tài sản chung, trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Ngược lại, nếu không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi chính đáng của bên vợ và con thì các vấn đề nêu trên sẽ được Tòa án giải quyết.

Theo đó, đối với trường hợp thuận tình ly hôn với lý do không hợp nhau thì Tòa án có thể sẽ chấp thuận yêu cầu này nếu đáp ứng các điều kiện như cùng tự nguyện ly hôn, đã đạt được thỏa thuận về tài sản, con cái, nợ chung...

- Trường hợp đơn phương ly hôn:

Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi hòa giải không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ cho thấy vợ, chồng bạo lực gia đình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ/chồng dẫn đến làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung vợ chồng không thể được kéo dài và mục đích của hôn nhân không thể đạt được.

Như vậy, Tòa án có thể không chấp thuận ly hôn nếu lý do ly hôn là không hợp nhau mà không đi kèm hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng dẫn đến hôn nhân rơi tình trạng trầm trọng, đời sống chung vợ chồng không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không thể đạt được.

Ngược lại, nếu chứng minh được các hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng nêu trên thì tòa án có thể sẽ chấp thuận yêu cầu ly hôn.

- Trường hợp đơn phương ly hôn

Do trong trường hợp này phải kèm thêm điều kiện bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng… nên thủ tục ly hôn vì không hợp nhau trong trường hợp này như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Vợ/chồng có yêu cầu ly hôn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và chứng cứ cho thấy hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền.

Đồng thời với đơn khởi kiện và chứng cứ thì phải chuẩn bị thêm giấy tờ nhân thân của vợ, chồng và giấy khai sinh của con (nếu có) cùng bản chính đăng ký kết hôn của hai người.

Nếu vợ chồng có tài sản chung cần phân chia thì phải chuẩn bị thêm giấy tờ của tài sản đó.

Bước 2: Tòa án thụ lý đơn đơn khởi kiện và hòa giải.

Tòa án xem xét thụ lý đơn khởi kiện hay không. Nếu xem xét thấy có căn cứ để cho phép đơn ly hôn đơn phương thì ra yêu cầu người nộp đơn nộp tạm ứng án phí.

Sau đó tiến hành hòa giải cho hai bên. Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành cho hai bên nếu không hòa giải thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3: Xét xử sơ thẩm. Trường hợp đủ căn cứ thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

- Trường hợp thuận tình ly hôn:

Bước 1: Nộp đơn thuận tình ly hôn

Vợ/chồng hoặc cả hai yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại tòa án có thẩm quyền đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu gồm:

  • Giấy tờ tùy thân của hai vợ chồng

  • Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, giấy tờ về tài sản (nếu có)

Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xem xét đơn thuận tình ly hôn, sau đó mở phiên họp công khai để giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Sau khi nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của hai bên

Bước 3: Tòa án thực hiện hòa giải và ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Tòa án tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn hoặc nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Trên đây là Mẫu đơn xin ly hôn vì không hợp nhau và các thông tin có liên quan.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quyền định đoạt theo Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu như thế nào?

Quyền định đoạt theo Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu như thế nào?

Quyền định đoạt theo Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu như thế nào?

Quyền định đoạt, một trong ba quyền cơ bản của quyền sở hữu tài sản, cùng với quyền chiếm hữu và quyền sử dụng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thực hiện quyền lợi của chủ sở hữu tài sản. Vậy quyền định đoạt theo Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu thế nào?