Điều kiện ly hôn với chồng vũ phu, cờ bạc là gì?

Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc khi người chồng suốt ngày rượu chè, cờ bạc, đánh đập vợ con. Vậy làm cách nào để ly hôn với người chồng vũ phu như thế?

Chị Vũ Ngọc H. gửi đến câu hỏi: “Tôi cưới chồng đã được mấy năm nhưng từ ngày cưới, anh ta suốt ngày cờ bạc, rượu chè. Trong khi tiền chi tiêu trong gia đình do tôi gánh hết. Bao nhiêu tiền tôi làm ra, anh ta cũng đổ vào cờ bạc cả. Mấy tháng nay còn hay giở thói vũ phu khi tôi nhắc nhở. Giờ tôi muốn ly hôn thì phải làm thế nào?”

ly hon voi nguoi chong vu phu

Có nên ly hôn với người chồng vũ phu hay không? (Ảnh minh họa)

LuatVietnam xin trả lời câu hỏi của chị như sau:

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án sẽ xem xét yêu cầu ly hôn nếu có căn cứ làm cho hôn nhân lâm vào trạng thái trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Theo đó, cụ thể gồm 02 căn cứ sau: Do vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình; Do vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của mình.

Trong trường hợp của chị, vì anh thường xuyên giở thói vũ phu, lại hay cờ bạc, rượu chè đã vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng dành cho nhau.

Hành vi của chồng chị hoàn toàn có thể là căn cứ để chị gửi đơn xin ly hôn đơn phương lên Tòa án để yêu cầu giải quyết ly hôn.

Tuy nhiên, theo quy định nêu trên, Tòa án sẽ chỉ xem xét yêu cầu ly hôn khi có căn cứ chính xác. Do vậy, để được ly hôn một cách thuận lợi, trước hết chị phải làm những việc như sau:

1/ Thu thập đầy đủ bằng chứng, chứng cứ về hành vi vũ phu, bạo lực gia đình của chồng chị. Trong đó, tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, các hành vi bạo lực gia đình gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

- Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi, gây áp lực về tâm lý thường xuyên gây hậu quả nghiêm trọng;

- Cưỡng ép quan hệ tình dục;

- Ép các thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng, kiểm soát thu nhập tạo ra tình trạng phụ thuộc tài chính của các thành viên trong gia đình;

- Buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở bằng các hành vi trái pháp luật…

Lúc này, chị có thể cung cấp hình ảnh, video về hành vi đánh đập, vũ phu hoặc xác nhận của bệnh viện về việc điều trị chấn thương do bị đánh đập mà có.

2/ Viết đơn xin ly hôn đơn phương. Lưu ý khi viết đơn xin ly hôn đơn phương, chị phải nêu rõ lý do muốn chấm dứt hôn nhân của mình là do thường xuyên bị chồng đánh đập và chồng chị hay rượu chè, cờ bạc một cách trung thực và chi tiết nhất.

3/ Chuẩn bị các giấy tờ khác như:

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

- Sổ hộ khẩu gia đình (bảo sao có chứng thực);

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực)...

4/ Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và bằng chứng, chị hãy gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng chị đang cư trú. Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tòa sẽ thụ lý và giải quyết đơn của chị.

Trên đây là tư vấn của LuatVietnam về việc cách để ly hôn với chồng vũ phu, cờ bạc. Tuy nhiên, trước khi phải chọn cách ly hôn, hai vợ chồng nên ngồi lại nói chuyện và cố gắng giải quyết vấn đề còn tồn tại giữa hai người. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.