Vợ, chồng có được làm thủ tục ly hôn online không?

Nhiều thủ tục khác, người dân có thể thực hiện online để tiết kiệm thời gian, đỡ phiền hà cũng như giảm thiểu thủ tục hành chính. Vậy thủ tục ly hôn có phải một trong những thủ tục được thực hiện online không?


Có nộp đơn ly hôn trực tuyến được không?

Hiện nay, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Tương ứng với từng hình thức là vợ chồng phải nộp đơn thuận tình ly hôn và đơn ly hôn đơn phương.

Với ly hôn thuận tình, vợ chồng đã thỏa thuận được về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng như thỏa thuận được về việc nuôi con, cấp dưỡng cho con, chia tài sản chung, trả nợ… Do đó, khi ly hôn thuận tình, vợ, chồng sử dụng đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Trái ngược với thuận tình, khi ly hôn đơn phương, một bên vợ hoặc chồng là người gửi yêu cầu ly hôn. Theo đó, các bên thường có tranh chấp về việc nuôi con, phân chia tài sản chung vợ, chồng… Do đó, một trong hai bên muốn đơn phương ly hôn thì phải nộp đơn khởi kiện.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 190 và khoản 1 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, dù ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình thì đều có thể nộp đến Tòa án bằng các hình thức sau:

- Gửi trực tiếp đến Tòa.

- Nộp đến Tòa thông qua đường bưu điện.

- Gửi trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Như vậy, nếu Tòa án có Cổng thông tin điện tử thì vợ, chồng có thể nộp đơn online. Theo khoản 1 Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP, người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án và điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án.

Đồng thời, khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 04 nêu rõ:

Tòa án nhân dân tối cao thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao danh sách các Tòa án thực hiện giao dịch điện tử trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.

Như vậy, có thể thấy, nếu Tòa án có thực hiện giao dịch điện tử và được Tòa án nhân dân tối cao thông báo trên Cổng thông tin điện tử thì vợ, chồng có thể nộp đơn ly hôn online.

>> Để được tư vẫn kỹ hơn về vấn đề này, độc giả hãy gọi đến Tổng đài 1900.6192.


Có được ly hôn trực tuyến không? (Ảnh minh họa)

Ly hôn không được ủy quyền cho người khác?

Mặc dù được gửi đơn online nhưng theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng.

Chỉ có một trường hợp duy nhất theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình, khi chồng hoặc vợ bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không nhận thức hoặc làm chủ hành vi và là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, tinh thần thì cha, mẹ hoặc người thân sẽ là người đại diện.

Như vậy, trong các trường hợp ly hôn, vợ, chồng không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng (tham gia phiên hòa giải, phiên họp giải quyết ly hôn thuận tình hoặc phiên tòa giải quyết ly hôn đơn phương).

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, luật chỉ cấm không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng nhưng không cầm ủy quyền trong các trường hợp khác trong quá trình ly hôn.

Do đó, vợ, chồng hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác viết đơn ly hôn, nộp đơn ly hôn, nộp án phí, lệ phí, nhận thông báo của Tòa án…

Xem thêm…

Trên đây là quy định về việc có được làm thủ tục ly hôn trực tuyến không? Nếu gặp bất cứ vướng mắc nào liên quan đến việc ly hôn, độc giả có thể gọi điện đến 1900.6192 - tổng đài hỗ trợ miễn phí về ly hôn của LuatVietnam để được tư vấn cụ thể.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

4 lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2024

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là văn bản pháp lý ghi nhận giao dịch giữa bên cho thuê và bên thuê. Đây cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp hợp đồng khi các bên có mâu thuẫn. Vậy cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh?

Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?

Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho bên vay tiền khi rơi vào trường hợp này.