Sự giống nhau giữa thuận tình và đơn phương ly hôn
Bởi đây đều là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng nên về cơ bản thì thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn sẽ giống nhau ở một số điểm sau:
- Hậu quả đều là chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng;
- Hồ sơ, giấy tờ khi thực hiện 02 thủ tục này về cơ bản là giống nhau, đều gồm: Đơn yêu cầu, chứng minh nhân dân của vợ, chồng, giấy khai sinh của con, giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân,…
- Vợ chồng đều phải có mặt khi làm thủ tục và không được ủy quyền cho người khác.
- Trình tự, thủ tục được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Làm sao để làm thủ tục ly hôn nhanh nhất? (Ảnh minh họa)
Sự khác nhau giữa hai hình thức ly hôn
Về cơ bản thì 02 thủ tục này giống nhau nhưng bản chất thì khác nhau hoàn toàn. Sau đây là bảng phân tích sự khác nhau của hai hình thức ly hôn trên:
STT | Tiêu chí | Đơn phương ly hôn | Thuận tình ly hôn |
1 | Khái niệm | Đơn phương ly hôn là việc vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn khi một trong hai có hành vi bạo lực hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng; | Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùng thỏa thuận tự nguyện yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; |
2 | Bản chất | Là vụ án dân sự. | Là vụ việc dân sự. |
3 | Người được quyền gửi đơn | Theo yêu cầu của 01 bên là vợ hoặc chồng. | Hai vợ chồng cùng thỏa thuận và đồng ý ly hôn. |
4 | Trường hợp không được ly hôn | Chồng không được ly hôn khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. | Không quy định. |
5 | Điều kiện | Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; - Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài; - Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích; - Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên. | - Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn - Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng… |
6 | Nội dung đơn ly hôn | - Nộp thêm các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu ly hôn của mình là có căn cứ; - Nêu rõ yêu cầu của mình khi muốn ly hôn về con chung, tài sản… | - Nêu những yêu cầu mà cả hai bên đã thỏa thuận về con chung, tài sản… khi được ly hôn; |
7 | Nơi nộp đơn | Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. | Thỏa thuận Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng. |
8 | Thời gian giải quyết | - Tại cấp sơ thẩm: Thời gian giải quyết từ 4 - 6 tháng; - Tại cấp phúc thẩm: Thời gian giải quyết từ 3 - 4 tháng; | - Khoảng 01 tháng; - Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành; - Không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; |
9 | Người nộp án phí | Nguyên đơn phải nộp án phí. | Mỗi người nộp một nửa hoặc thỏa thuận để 01 người nộp. |
Như vậy, có thể thấy thuận tình ly hôn sẽ tốn ít thời gian hơn bởi hai vợ chồng đều đã thỏa thuận được mọi vấn đề và chỉ yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này.
Ngược lại, đơn phương ly hôn thì do một bên không đồng ý nên cần có thời gian để hai bên đi đến thỏa thuận về các vấn đề tranh chấp quyền nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn… Thậm chí, nhiều khi còn có thể gặp phải vấn đề cố tình gây khó khăn, trở ngại,… của người không đồng ý.
Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến độ của thủ tục ly hôn, có thể tìm đến dịch vụ ly hôn nhanh của các công ty luật, văn phòng luật sư uy tín. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.
>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?
>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất