Ly hôn đơn phương khi không liên lạc được với chồng có được không?

Hiện nay, nhiều người có mong muốn được ly hôn đơn phương khi không liên lạc được với chồng. Vậy thủ tục thực hiện như thế nào?

1. Trường hợp nào được ly hôn đơn phương?

Ly hôn đơn phương là việc ly hôn nhưng không phải do ý chí của hai bên mà chỉ xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng.

Khác với ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương là việc một trong hai bên yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Khi nào được ly hôn đơn phương? (ảnh minh họa)

Quyền yêu cầu ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 như sau:

- Vợ hoặc chồng hoặc cả hai đều có quyền yêu cầu ly hôn;

- Cha, mẹ, người thân khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu một bên là vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, đồng thời cha, mẹ, người thân khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu vợ chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình.

- Chồng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 01 tuổi.

Đồng thời, để được ly hôn đơn phương cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

- Khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn và việc hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho cả hai ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, mục đích của hôn nhân không đạt được;

- Nếu vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn;

- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ người thân khác khi một bên có hành vi bạo lực gia đình thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình hành vi bạo lực này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

2. Có được ly hôn đơn phương khi không liên lạc được với chồng?

Như đã trình bày ở trên, trường hợp hợp chồng bị tuyên bố mất tích thì vợ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Như vậy, trong trường hợp không liên lạc được với chồng thì vợ có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố chồng mất tích và sau đó yêu cầu thực hiện việc ly hôn.

Ly hôn đơn phương khi không liên lạc được với chồng được không? (Ảnh minh hoạ)

Về điều kiện để yêu cầu tuyên bố người chồng mất tích, Điều 68 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 quy định như sau:

- Biệt tích 02 năm liền trở lên;

- Đã áp dụng các biện pháp thông báo, tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc biệt tích đó còn sống hay đã chết thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

3. Hồ sơ, thủ tục ly hôn đơn phương

Hồ sơ, thủ tục ly hôn thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định người yêu cầu ly hôn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh có thẩm quyền gồm:

- Đơn xin ly hôn đơn phương;

- Đăng ký kết hôn (bản chính);

- Bản sao có chứng thực Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân… của vợ và chồng;

- Bản sao có chứng thực khai sinh của các con chung;

- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến tài sản chung vợ chồng trong trường hợp có chia tài sản;

-Chứng cứ chứng minh vợ, chồng có hành vi bạo lực, không thực hiện nghĩa vụ…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo quy định tại Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, người có yêu cầu ly hôn phải nộp đơn đến Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Tuy nhiên, nếu ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bước 3: Xem xét hồ sơ

- Sau khi nhận được đơn yêu cầu ly hôn từ người yêu cầu, Tòa án phải xem xét có thụ lý hay không trong 05 ngày làm việc.

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho người yêu cầu đóng tiền tạm ứng án phí. Sau đó, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu ly hôn đơn phương.

- Hòa giải: Các bên có thể lựa chọn hòa giải hoặc không hòa giải.

  • Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các bên không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định có hiệu lực ngay, không được kháng cáo kháng nghị.

  • Nếu hòa giải không thành: Tòa án lập biên bản về việc hai bên hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ly hôn ra xét xử.

- Xét xử sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập mở phiên Tòa sơ thẩm.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi Ly hôn đơn phương khi không liên lạc được với chồng có được không?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt cầm đồ và tín dụng đen mới nhất

Nhiều người dân hiện nay đang nhầm lẫn giữa dịch vụ cầm đồ hợp pháp và hoạt động tín dụng đen. Việc phân biệt cầm đồ và tín dụng đen rõ ràng là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro tiềm ẩn. 

Xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Khi ly hôn, có rất nhiều quan hệ giữa vợ chồng cần được giải quyết, trong đó có vấn đề về nợ chung. Vậy pháp luật quy định xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?