Lưu ý quan trọng khi giao dịch bằng ngoại tệ ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là nhu cầu giao dịch ngoại tệ của cá nhân, tổ chức ngày một tăng. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi giao dịch bằng ngoại tệ tại Việt Nam.

Giao dịch bằng ngoại tệ ở Việt Nam

Theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 thì ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Ngoài ra, Pháp lệnh ngoại hối 2005 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. Còn ngoại tệ tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền kim loại.

lưu ý khi giao dịch ngoại tệ

Những lưu ý khi giao dịch bằng ngoại tệ ở Việt Nam (Ảnh minh họa)


03 lưu ý quan trọng khi giao dịch ngoại tệ ở Việt Nam

1. Hạn chế sử dụng ngoại hối tại Việt Nam

Đây là một lưu ý quan trọng mà bất cứ ai cũng đều phải nắm rõ. Về nguyên tắc, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau đây:

- Các giao dịch với tổ chức tín dụng

- Các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý

- Các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Trong đó, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối. (Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-NHNN)

Quy định chi tiết tại Pháp lệnh ngoại hối 2005, sửa đổi bổ sung 2013.

2. Địa điểm mua, bán ngoại tệ

Điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép nêu rõ, các cá nhân được:

- Mua, bán ngoại tệ tiền mặt tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép

- Bán tại các đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.

Theo đó, các tổ chức tín dụng được phép phải thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng được phép đó.

3. Chỉ được mua bán ngoại tệ 100 USD/1 người/ 1 ngày

Điều 5 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định, cá nhân là công dân Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép chỉ được giao dịch mua bán ngoại tệ với mức 100 USD/1 người/1 ngày. Hạn mức này cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ.

Ngoài ra, cá nhân là công dân Việt Nam chỉ được quyền mua các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 (mười) ngày.

Không dừng ở đó, sau khi căn cứ vào khả năng tự cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của mình, các tổ chức tín dụng được phép có thể bán vượt mức để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ về tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích sau:

- Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài

- Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài

Trên đây là một số lưu ý quan trọng về những lưu ý khi giao dịch bằng ngoại tệ. Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về các hoạt động ngân hàng thì đọc tiếp tại đây.

Xem thêm:

Được mang tối đa bao nhiêu tiền khi ra nước ngoài?

Đổi USD ở đâu là hợp pháp?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục