Qua nhiều năm hoạt động, tư vấn luật hôn nhân gia đình 19006512 của công ty luật DFC, đã tiếp nhận được rất nhiều câu hỏi và đã tư vấn cho rất nhiều bạn đọc trên cả nước về luật hôn nhân gia đình.
Xuất phát từ lý do khi ly hôn nếu vợ chồng không thống nhất được bất kỳ nội dung nào liên quan đến quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, phân chia tài sản, nợ chung của vợ chồng, xác định giá trị tài sản chung, công sức đóng góp của vợ chồng trong khối tài sản chung, phân chia tài sản chung trong hôn nhân … thì đều được coi là ly hôn đơn phương.
Đội ngũ luật sư DFC giàu kinh nghiệm
Do đó, đại đa số câu hỏi luật sư của DFC nhận được từ bạn đọc gọi đến tổng đài tư vấn luật hôn nhân gia đìnhmiễn phí 19006512 đều có liên quan đến vấn đề Tư vấn ly hôn đơn phương.
Vì vậy, luật sư của DFC đã quyết định viết bài viết này để chia sẻ những tình huống tư vấn ly hôn đơn phương phổ biến, thường gặp để bạn đọc tham khảo, mong qua đó phần nào giúp ích cũng như giải đáp thắc mắc cho bạn đọc:
1. Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương về phân chia tài sản
“Thưa luật sư tư vấn ly hôn đơn phương, mong luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau:
Tôi muốn ly hôn chồng tôi nhưng anh ấy không đồng ý. Sau khi kết hôn, chúng tôi có được bố mẹ chồng hứa sẽ cho mảnh đất và vợ chồng tôi đã xây nhà trên mảnh đất đó.
Vừa rồi, bố chồng tôi mới mất không để lại di chúc và anh em nhà chồng đang yêu cầu chia thừa kế mảnh đất đó (mảnh đất đó vẫn đứng tên bố mẹ chồng tôi). Vậy luật sư tư vấn ly hôn đơn phươngcho tôi hỏi, tôi có được hưởng 1 phần quyền sử dụng mảnh đất và căn nhà đó không?”
Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương:
Trước tiên, chị cần lưu ý rằng, khi giải quyết ly hôn đơn phương về phân chia tài sản, đối với tài sản cần xác định rõ đó là tài sản chung, hay tài sản riêng của vợ chồng.
Cụ thể, nếu đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì khi ly hôn sẽ vẫn thuộc sở hữu của người đó, còn đối với tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc sẽ chia đôi, tuy nhiên sẽ tính đến công sức đóng góp, tạo lập của các bên cũng như các yếu tố khác mà có thể chia cho người có công sức đóng góp lớn hơn so với người còn lại một phần hợp lý (căn cứ vào Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).
Trong trường hợp ly hôn đơn phương về phân chia tài sản của chị, tài sản là quyền sử dụng đất và căn nhà trên đất.
- Thứ nhất: Về quyền sử dụng đất, bố mẹ chồng chỉ hứa sẽ cho chứ chưa thực hiện các thủ tục tặng cho, sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… do đó vẫn là tài sản của bố mẹ chồng chị. Bố chồng chị đã mất (không để lại di chúc) thì phần quyền sử dụng đất của bố chồng chị sẽ được xác định là di sản thừa kế của Bố Chồng chị để lại và được chia thừa kế theo pháp luật.
Chồng chị cùng với Mẹ chồng chị và các anh chị em của Chồng chị (con ruột, con nuôi của bố chị) sẽ là một trong những người được hưởng thừa kế di sản của Bố Chồng chị để lại…
Phần di sản thừa kế Chồng chị được chia sẽ là tài sản được thừa kế riêng và là tài sản riêng của chồng chị, nên chị không được chia quyền sử dụng mảnh đất này.
Thứ hai: Còn về căn nhà trên đất do vợ chồng chị cùng xây trong thời ký hôn nhân thì đó xác định là tài sản chung của vợ chồng (tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, căn cứ vào Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014), do đó về nguyên tắc sẽ chia đôi.
Tuy nhiên nếu chị hoặc anh chứng minh được mình đóng góp vào khối tài sản đó nhiều hơn thì được xem xét hưởng phần nhiều hơn.
Cụ thể khi chị chứng minh được mình đóng góp vào việc xây nhà này nhiều hơn thông qua chứng minh việc thuê nhân công, mua vật liệu, bản vẽ… bằng các khoản tiền, tài sản chị được tặng, cho riêng, hoặc bản thân lương, thu nhập của chị cao hơn chồng chị nhiều lần…
2. Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương về quyền nuôi con
“Thưa luật sư tư vấn hôn nhân, mong luật sư giải đáp giúp tôi tình huống sau: tôi muốn ly hôn chồng tôi nhưng anh ấy không đồng ý. Chúng tôi có 2 con chung, cháu lớn 8 tuổi, cháu bé 5 tuổi.
Luật sư tư vấn ly hôn đơn phươngtrong trường hợp này tôi có được quyền nuôi cả hai cháu không. Chồng tôi thường xuyên nhậu nhẹt, hay đánh đập tôi, mải chơi bời nên tôi không thể tiếp tục nữa, mặc dù tôi biết sẽ ảnh hưởng đến các cháu nhưng cuộc hôn nhân không thể cứu vãn.
Tôi mong muốn luật sư tư vấn cho tôi được quyền nuôi cả 2 cháu. Xin cảm ơn luật sư!”
Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương về quyền nuôi con:
Trong tình huống của chị, về vấn đề quyền nuôi con khi ly hôn, luật sư DFC xin được tư vấn cho chị như sau.
Trước tiên, đối với cháu lớn 8 tuổi (đã từ đủ 7 tuổi trở lên) tòa án sẽ xem xét đến nguyện vọng của cháu muốn ở cùng ai (căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014) và lấy đó làm một trong các căn cứ để cân nhắc việc quyết định giao quyền nuôi con cho ai.
Trong trường hợp anh cũng mong muốn nuôi cả 2 cháu, tức là anh chị không thỏa thuận được về vấn đề con chung thì khi yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con mà quyết định chị hay anh có quyền nuôi con (căn cứ vào khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Ở đây, có thể hiểu quyền lợi về mọi mặt của con là quyền được học tập, quyền được vui chơi, quyền được đảm bảo về sức khỏe, phát triển toàn diện về mặt thể chất, tinh thần, tâm sinh lý của trẻ..; do đó Tòa án sẽ cân nhắc dựa trên điều kiện kinh tế của anh, chị; thời gian anh,chị có thể giành cho cháu; môi trường sống, tính chất công việc, đặc điểm tâm lý tính cách, sở thích khác của anh,chị; vấn đề về nhân cách của anh,chị… để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cháu.
Do đó, chị cần chứng minh mình đủ khả năng chăm sóc, yêu thương, đảm bảo môi trường giáo dục học tập, phát triển tâm sinh lý, thể chất cũng như giành thời gian cho cháu (chứng minh qua nơi ở, công việc ổn định, không nặng tính chất ca kíp hay công tácnhiều, lương, thu nhập...).
Song song với đó, chị cần chứng anh không thể chăm sóc tốt cho cháu bằng chị, việc cho cháu ở cùng với anh anh có thể làm ảnh hưởng xấu đến cháu bởi thường xuyên nhậu nhẹt, chơi bời và có hành vi bạo lực, đánh đập (chị nên xin xác nhận của hàng xóm, của chính quyền địa phương như trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố về việc có xung đột vợ chồng, có hành vi bạo lực...).
3. Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương về thủ tục ly hôn
“Thưa luật sư tư vấn hôn nhân, tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau: Tôi muốn ly hôn chồng tôi nhưng anh ấy không đồng ý ký vào đơn ly hôn. Chúng tôi đã ly thân, địa chỉ sổ hộ khẩu của chúng tôi ở quê X; hiện tại tôi sinh sống tại địa phương A; còn anh ấy sống tại địa phương B. Vậy trường hợp này tôi có ly hôn được không, tôi phải làm đơn ly hôn như thế nào và nộp ở đâu?”
Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương:
Trong trường hợp chồng chị không đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân, không ký vào đơn ly hôn được xác định là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên (thường gọi là ly hôn đơn phương). Khi đó, chị hoàn toàn có thể tự mình làm đơn ly hôn nộp đến tòa án có thẩm quyền mà không cần phải có chữ kí đồng ý xác nhận của anh ấy.
Cụ thể, về đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên, chị có thể đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền mua đơn này và điền đầy đủ thông tin của tờ đơn, bạn đọc lưu ý rằng hiện nay một số Tòa án đang triển khai thống nhất mẫu đơn ly hôn tại Tòa (bao gồm đơn ly thuận tình, ly hôn theo yêu cầu của một bên) khác nhau.
Về Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn của chị trong trường hợp này, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, xác định là Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi chồng chị cư trú.
Đồng thời, căn cứ vào Điều 12 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung 2013 thì nơi cư trú được xác định là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú (xác định theo hộ khẩu thường trú) hoặc nơi tạm trú (xác định theo giấy tạm trú, tạm vắng).
Do đó, trong trường hợp này, chị đến Tòa án nhân dân quận huyện quê X, hoặc quận huyện của địa phương B và xin mẫu đơn xin ly hôn đơn phương, trình bày yêu cầu ly hôn của mình mà không bắt buộc có chữ kí của chồng chị.
Tuy nhiên, trường hợp này chị cũng cần lưu ý thêm về căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn đó là các hành vi bạo lực gia đình (đánh đập, bạo lực về tinh thần…) hoặc có các hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng mà từ đó làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể chung sống kéo dài, không đạt được mục đích của hôn nhân (khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Như vậy, bài viết trên đây cơ bản đã cung cấp đến bạn đọc tình huống phổ biến về ly hôn đơn phương (về vấn đề tài sản, con chung, trình tự, thủ tục ly hôn đơn phương).
Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề cần tư vấn về ly hôn đơn phương nói riêng hoặc về lĩnh vực luật hôn nhân gia đình hoặc lĩnh vực khác nói chung, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí số 1900 6512 của Công ty luật tư vấn luậtDFC, đội ngũ luật sư, chuyên viên DFC sẵn sàng tư vấn, giải đáp, tháo gỡ mọi khó khăn cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!
LuatVietnam