Biết 4 điều này, hẳn ai cũng muốn nhanh chóng kết hôn

Tại Quyết định 588/QĐ-TTg, Thủ tướng khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và sớm sinh con bởi thực tế có nhiều người trẻ không muốn kết hôn. Tuy nhiên, nếu biết những lợi ích sau đây của việc kết hôn, chắc hẳn ai cũng sẽ thay đổi suy nghĩ này.


1. Kết hôn sẽ được quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ từ vợ/chồng

Việc xây dựng gia đình phải được thực hiện theo nguyên tắc nêu tại Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (gọi tắt là Luật HN&GĐ). Cụ thể:

Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

Đồng thời, trong quan hệ vợ, chồng, Điều 19 Luật này nêu rõ, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Ngoài ra, vợ chồng còn có nghĩa vụ sống chung với nhau trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập…

Như vậy, khi kết hôn, cá nhân sẽ được vợ hoặc chồng “quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ mình, chia sẻ công việc trong gia đình và sống chung với mình”.

2. Kết hôn sẽ có tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có tài sản chung. Theo Điều 33 Luật HN&GĐ, tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:

- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;

- Tài sản vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;

- Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Ngoài ra, nếu hai vợ chồng thỏa thuận được thì có thể nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung.

Những tài sản chung này thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Như vậy, sau khi cưới, bên cạnh tài sản riêng của bản thân có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế, tặng cho riêng… thì vợ chồng còn có thể có tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

4 lợi ích khi kết hôn không phải ai cũng biết?

4 lợi ích khi kết hôn không phải ai cũng biết (Ảnh minh họa)

3. Nếu ly hôn có thể được chia đôi tài sản chung

Tài sản chung là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, do công sức của cả hai vợ chồng cùng tạo lập. Đặc biệt, theo khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ, vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, sử dụng tài sản chung. Do đó, người làm công việc nội trợ trong gia đình để duy trì đời sống chung được coi là lao động có thu nhập.

Khi ly hôn, việc chia tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. Nếu không có hoặc thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì được chia đôi nhưng tính đến các yếu tố:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động, tạo thu nhập;

- Lỗi của mỗi bên về việc vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Đặc biệt, nếu tài sản riêng của vợ, chồng được trộn lẫn, sáp nhập vào tài sản chung thì căn cứ vào giá trị tài sản mà mỗi người đóng góp để thanh toán và chia tài sản.

Như vậy, khi ly hôn, cá nhân vẫn được chia tài sản chung vợ chồng căn cứ vào công sức đóng góp, lỗi của các bên...

4. Gặp khó khăn sau khi ly hôn, có thể được cấp dưỡng

Theo quy định tại Điều 107 Luật HN&GĐ, giữa vợ và chồng nếu ly hôn tồn tại nghĩa vụ cấp dưỡng. Cụ thể, khi ly hôn nếu một bên khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng thì có thể yêu cầu bên kia cấp dưỡng theo khả năng của người đó.

Mức cấp dưỡng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên căn cứ vào thỏa thuận, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, sau khi ly hôn, nếu có lý do chính đáng và một bên vợ hoặc chồng gặp khó khăn, túng thiếu thì có thể yêu cầu người còn lại cấp dưỡng.

Trên đây là 04 lợi ích khi kết hôn dưới góc độ pháp lý. Đồng thời, khi muốn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, quý độc giả có thể tham khảo thêm tại bài viết này:

>> Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất: Những điều cần biết

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.