Ký quỹ là gì? Trường hợp nào phải thực hiện ký quỹ?

Ký quỹ là một trong những hình thức thực hiện bảo đảm tài sản phổ biến được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể các quy định của pháp luật về ký quỹ.

1. Ký quỹ là gì? Cho ví dụ cụ thể

1.1 Ký quỹ là gì?

Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa về ký quỹ là gì như sau:

1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản, ký quỹ cũng là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và người ký quỹ phải gửi tài sản có giá vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bồi thường thiệt hại…

Có thể thấy, trên thực tế trong các giao dịch dân sự thông thường, chúng ta sẽ bắt gặp các hình thức bảo đảm nghĩa vụ khác như thế chấp, đặt cọc… nhiều hơn ký quỹ.

Có thể kể đến ví dụ về ký quỹ như sau:

Anh A và anh B có hợp tác làm ăn, anh A là bên mua, anh B là bên bán. Tuy nhiên, do hàng không có sẵn nên hai anh đã thoả thuận anh B sẽ ký quỹ tại ngân hàng D một khoản tiền là 04 tỷ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng trong thời gian 12 tháng. Nếu đến hạn hợp đồng, anh B không giao hàng cho anh A thì anh A có quyền yêu cầu ngân hàng dùng số tiền 04 tỷ để bồi thường thiệt hại cho anh A. Khi hết 12 tháng, hợp đồng hết hạn nhưng anh B vẫn chưa giao được hàng cho anh A nên anh A đã yêu cầu ngân hàng D sử dụng số tiền ký quỹ 04 tỷ để thay anh B bồi thường thiệt hại cho anh A.

1.2 Ký quỹ trong chứng khoán là gì?

Bên cạnh thuật ngữ ký quỹ được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự năm 2015 thì ký quỹ còn thường được sử dụng trong chứng khoán. Theo đó, ký quỹ trong chứng khoán được định nghĩa tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC:

10. Giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán (sau đây gọi là giao dịch ký quỹ) là giao dịch mua chứng khoán có sử dụng tiền vay của công ty chứng khoán, trong đó chứng khoán có được từ giao dịch này và các chứng khoán khác được giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay trên.

Theo đó, ký quỹ trong chứng khoán được hiểu là giao dịch mua chứng khoán nhưng sử dụng tiền vay của công ty chứng khoán. Đặc biệt, tài sản dùng để ký quỹ trong trường hợp này là chứng khoán được mua trong giao dịch ký quỹ và chứng khoán khác được giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư.

1.3 Tài khoản ký quỹ là gì?

Cũng theo quy định tại Thông tư 120/2020/TT-BTC cụ thể là Điều 6, tài khoản ký quỹ hay còn gọi là tài khoản ký quỹ bù trừ là một trong các tài khoản dùng để giao dịch chứng khoán. Theo đó, sau khi bù trừ, thanh toán giao dịch chứng toán, nhà đầu tư phải có tài khoản ký quỹ bù trừ tại thành viên bù trừ trước khi giao dịch chứng khoán.

2. Thanh toán tiền ký quỹ như thế nào?

Khi bên ký quỹ không thực hiện nghĩa vụ đã đảm bảo hoặc thực hiện nhưng không đúng thì bên có quyền sẽ được ngân hàng - nơi đã thực hiện ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do việc vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ gây ra. Tuy nhiên, những khoản ký quỹ này sẽ phải trừ đi chi phí dịch vụ.

Bởi theo Điều 39 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, nếu nghĩa vụ được bảo đảm trong việc ký quỹ bị vi phạm thì số tiền dùng để ký quỹ sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi đã trừ đi các chi phí nếu có.

Đồng thời, khoản 2 Điều 330 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc sử dụng tiền ký quỹ như sau:

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

Như vậy, có thể thấy, tiền ký quỹ sẽ được dùng để thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên ký quỹ gây ra sau khi trừ đi các chi phí dịch vụ nếu người có nghĩa vụ không thực hiện/thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

3. Ký quỹ gồm các hình thức nào?

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến ký quỹ là gì, hiện nay đang tồn tại một số hình thức ký quỹ như sau:

- Ký quỹ bảo lãnh: Nhà đầu tư phải ký quỹ/phải bảo lãnh để đảm bảo thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại tổ chức tín dụng (thoe Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

- Ký quỹ L/C. L/C là từ viết tắt của Letter of credit (thư tín dụng). Đây là thư do ngân hàng lập dựa vào yêu cầu của các bên nhập và xuất khẩu và ngân hàng là tổ chức trung gian để cam kết sẽ thanh toán một phần/toàn bộ số tiền trong giao dịch của hai bên.

- Ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành, nghề như kinh doanh lữ hành nội địa phải ký quỹ 100 trệu đồng và kinh doanh lữ hành quốc tế thì phải ký quỹ 250 triệu đồng; kinh doanh dịch vụ việc làm phải ký quỹ 300 triệu đồng…

4. Thủ tục thực hiện ký quỹ như thế nào?

Khoản 3 Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ:

3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc gửi tài sản có giá vào tổ chức tín dụng để thực hiện ký quỹ được thực hiện theo quy định về tín dụng. Về bản chất, đây chính là hoạt động gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo thoả thuận của các bên.

Do đó, tuỳ vào từng ngân hàng cụ thể, người ký quỹ và người có quyền lợi liên quan sẽ thực hiện việc ký quỹ theo thủ tục của từng ngân hàng hướng dẫn về mẫu hợp đồng, loại tài sản, lãi suất và mức ký quỹ thì thực hiện theo thoả thuận của các bên.

Ngoài ra, với hình thức ký quỹ trong đầu tư theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến ký quỹ trong đầu tư như sau:

4.1 Trường hợp nào phải ký quỹ?

Khi muốn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Theo đó, tổ chức tín dụng và nhà đầu tư phải ký hợp đồng bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ và thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, tín dụng, bảo lãnh ngân hàng…

4.2 Khi nào thực hiện ký quỹ?

Căn cứ khoản 5 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, các trường hợp phải thực hiện ký quỹ gồm:

- Sau khi được cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư/Quyết định chấp thuận nhà đầu tư/Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá.

- Trước khi thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt (khi nhà đầu tư không tạm ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư)/trước thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (nhà đầu tư đã tạm ứng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc được chọn để thực hiện dự án thông quá đấu giá quyền sử dụng đất và được cho thuê đất, trả tiền thuê đất hằng năm).

4.3 Phải ký quỹ bao nhiêu tiền?

Mức ký quỹ là gì được thực hiện theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 31 năm 2021 căn cứ vào tỷ lệ phần trăm của vốn đầu tư của dự án theo nguyên tắc luỹ tiến từng phần như sau:

- Vốn đến 300 tỷ đồng: 3%.

- Vốn từ trên 300 - 1.000 tỷ đồng: 2%.

- Vốn trên 1.000 tỷ đồng: 1%.

5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ

Các bên trong hoạt động ký quỹ gồm bên ký quỹ, bên có quyền trong ký quỹ và bên tổ chức tín dụng (bên nhận ký quỹ). Trong đó, các bên này sẽ có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Nghị định 21/2020/NĐ-CP như sau:

Tổ chức tín dụng

nơi ký quỹ

Bên ký quỹ

Bên có quyền

trong ký quỹ

Quyền lợi

- Hưởng phí dịch vụ.

- Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thoả thuận để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ theo thoả thuận về ký quỹ với bên ký quỹ.

-  Thỏa thuận về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ.

- Được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

- Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý.

- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ.

- Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ.

Nghĩa vụ

- Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ.

- Thanh toán nghĩa vụ ký quỹ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ.

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật tại Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

- Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật tại Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật tại Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

6. Xử lý tài sản ký quỹ như thế nào?

Việc quản lý, xử lý tài sản ký quỹ được quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 58/2021/TT-BTC như sau:

- Thành viên bù trừ sử dụng tài sản ký quỹ trên tài khoản giao dịch tương ứng của chính nhà đầu tư đó để ký quỹ, bảo đảm nghĩa vụ thanh toán, thực hiện thanh toán cho các vị thế.

- Phải quản lý tách việt tài sản ký quỹ của nhà đầu tư, không được coi và không phải là tài sản của thành viên bù trừ kể cả khi đã ký quỹ trên tài khoản ký quỹ thành viên.

- Nhà đầu tư mất khả năng thanh toán: Thành viên bù trừ được dùng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ mà không cần chấp thuận của nhà đầu tư nhưng phải thông báo cho nhà đầu tư về việc xử lý tài sản ký quỹ trong vòng 01 ngày sau khi xử lý tài sản ký quỹ. Trong thông báo nêu rõ lý do, loại tài sản, thời gian, giá trị đã thực hiện…

- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có thể hỗ trợ thanh toán cho các vị thế của nhà đầu tư, thành viên bù trừ thông qua việc sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư và của thành viên bù trừ đã nộp cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Đặc biệt, trong thời gian ký quỹ trên tài sản ký quỹ, nhà đầu tư, thành viên bù trừ không được thực hiện các công việc gồm: Chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược, đăng ký tài sản đảm bảo hoặc dùng các loại tài sản ký quỹ vào mục đích khác.

Trên đây là giải đáp chi tiết về ký quỹ là gì. Đây là một vấn đề tương đối khó và rộng nên nếu còn thắc mắc về vấn đề gì liên quan đến ký quỹ, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp của LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.