Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?

Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho bên vay tiền khi rơi vào trường hợp này.

1. Hợp đồng vay tiền là gì? Khi nào có hiệu lực?

Hợp đồng vay tiền bản chất là một hợp đồng vay tài sản. Đây là một trong những loại hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay.

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận giữa các bên (bao gồm bên cho vay tiền và bên vay tiền) về việc cho vay mượn tiền.

Theo đó bên cho vay tiền giao tiền cho bên vay tiền. Khi đến hạn trả, bên vay tiền phải hoàn trả cho bên cho vay tiền đúng số tiền đã vay và trả lãi nếu các bên có thỏa thuận tiền lãi hoặc pháp luật có quy định.

Khi nào hợp đồng vay có hiệu lực?
Khi nào hợp đồng vay có hiệu lực? (ảnh minh họa)

Hợp đồng vay tiền là một giao dịch dân sự, vì vậy để hợp đồng vay tiền có hiệu lực cần đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự.

Cụ thể,điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  • Các bên tham gia giao kết hợp đồng vay tiền có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp;

  • Các bên tham gia giao kết hợp đồng vay tiền một cách tự nguyện;

  • Mục đích và nội dung của hợp đồng vay tiền không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự, hợp đồng vay tiền sẽ bắt đầu phát  sinh hiệu lực khi:

  • Hợp đồng vay tiền có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác.

  • Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên trong hợp đồng vay tiền phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo cam kết.

  • Hợp đồng vay tiền có thể bị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định pháp luật.

2. Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền, hợp đồng có hiệu lực không?

Việc vay tiền dù được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân hay hình thức nào đều tiềm ẩn những rủi ro khó tránh khỏi. Một trong số những rủi ro đó là việc các bên đã ký hợp đồng nhưng chưa nhận được khoản tiền vay theo thỏa thuận.

Như đã trình bày ở trên, hợp đồng vay tiền có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác.

Như vậy, khi các bên đã thực hiện ký kết hợp đồng vay tiền thì dù bên vay tiền có nhận được tiền hay chưa, hợp đồng vay tiền vẫn sẽ có hiệu lực pháp luật trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

3. Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?

Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền
Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền (ảnh minh họa)

Dưới đây bài viết sẽ gợi ý một số cách giải quyết khi đã ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền:

  • Nếu bên cho vay (ngân hàng) giải ngân chậm hoặc chưa tới thời hạn giải ngân thì bên vay tiền có thể liên hệ hoặc trực tiếp đến ngân hàng để biết nguyên nhân thời hạn giải ngân cụ thể.

  • Nếu bên vay tiền vay số tiền lớn nên bên cho vay phải chờ huy động vốn thì bên vay có thể trực tiếp đến bên cho vay (ngân hàng) để yêu cầu hủy hợp đồng.

  • Nếu sai thông tin tài khoản nhận tiền thì bên vay cần cung cấp lại đầy đủ và chính xác thông tin nhận tiền.

  • Nếu bên cho vay chuyển tiền nhầm tài khoản thì cần liên hệ đến ngân hàng để được hỗ trợ và giải quyết.

  • Nếu bên cho vay cố tình giao tiền chậm, bên vay có thể hối thúc bên cho vay giao tiền, trường hợp bên cho vay vẫn chậm trễ trong việc giao tiền thì bên vay tiền có thể chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

  • Nếu bên cho vay có hành vi lừa đảo thì bên vay liên hệ cơ quan công an để tố cáo và xử lý kịp thời.

Việc các bên đã thực hiện ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền là chuyện không hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bên đã ký kết hợp đồng vay nhưng bên vay chưa nhận được tiền.

Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến thường gặp bao gồm:

  • Bên cho vay (ngân hàng) giải ngân chậm hoặc chưa tới thời hạn giải ngân;

  • Bên vay vay số tiền lớn nên bên cho vay phải chờ huy động vốn;

  • Sai thông tin tài khoản nhận tiền hoặc bên cho vay chuyển tiền nhầm tài khoản;

  • Bên cho vay có hành vi lừa đảo;

  • Bên cho vay cố tình giao tiền chậm.

Thông thường, khi rơi vào trường hợp này, nhiều người sẽ hoang mang không tìm được cách giải quyết tốt nhất.

4. Có được hủy hợp đồng vay tiền khi chưa nhận tiền không?

Một bên có thể hủy hợp đồng vay tiền khi chưa nhận tiền nếu có căn cứ xác định bên còn lại vi phạm hợp đồng, chậm thực hiện nghĩa vụ hoặc không có khả năng thực hiện hợp đồng.

Bởi theo quy định tại các Điều 423, Điều 424, Điều 425 và Điều 426 Bộ luật Dân sự 2015, một bên có thể hủy hợp đồng vay tiền khi rời vào các trường hợp sau:

  • Các bên thỏa thuận nếu một bên vi phạm hợp đồng thì đây sẽ là điều kiện để hủy hợp đồng;

  • Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

  • Do chậm thực hiện nghĩa vụ;

  • Do không có khả năng thực hiện;

  • Do tài sản bị hư, hỏng, mất;

  • Trường hợp khác.

Theo quy định tại Điều 427 Bộ luật Dân sự, khi các bên hủy hợp đồng vay tiền sẽ dẫn đến hậu quả sau:

  • Hợp đồng vay tiền không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận;

  • Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo thỏa thuận hợp đồng sau khi trừ đi các chi phí.

Trên đây là nội dung phân tích và trả lời cho câu hỏi Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?