Khi người lập di chúc qua đời, người thừa kế phải thực hiện công bố di chúc để nhận di sản thừa kế do người này để lại? Nếu di chúc không được công bố thì liệu có nhận thừa kế được không?
Có phải công bố di chúc để hưởng thừa kế không?
Theo khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc sẽ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Đây là thời điểm người có tài sản chết theo khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Như vậy, ngay sau khi người để lại di sản theo di chúc chết di chúc hợp pháp sẽ có hiệu lực. Về việc công bố di chúc, Điều 647 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
- Di chúc được lưu giữ tại Văn phòng/Phòng công chứng: Công chứng viên công bố di chúc.
- Di chúc có chỉ định người công bố di chúc: Người này có nghĩa vụ công bố. Nếu từ chối thì các đồng thừa kế khác thoả thuận cử người công bố di chúc.
- Di chúc không chỉ định người công bố di chúc: Các đồng thừa kế thoả thuận cử người công bố di chúc.
- Di chúc được gửi giữ: Người giữ bản di chúc giao lại di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc khi người lập di chúc chết.
Như vậy, mặc dù không có quy định cụ thể nêu rõ thủ tục công bố di chúc là thủ tục bắt buộc nhưng căn cứ các phân tích ở trên, sau khi người để lại di chúc chết thì đều phải công bố di chúc. Sau khi công bố, người thừa kế mới thực hiện tiếp các thủ tục nhận thừa kế.
Đặc biệt, khoản 3 Điều 647 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
Có thể thấy, về bản chất, công bố di chúc là thủ tục để thông báo cho các đồng thừa kế biết về phân chia di sản thừa kế thể hiện trong di chúc theo ý chí của người lập di chúc.
Do đó, thực tế thủ tục này diễn ra khá đơn giản, các đồng thừa kế cùng họp mặt và một trong số các đồng thừa kế thông báo nội dung của di chúc trước mặt tất cả mọi người.
Xem thêm: Thủ tục công bố di chúc thực hiện thế nào?
Mẫu biên bản công bố di chúc chi tiết nhất
Nhìn chung đây là thủ tục khá đơn giản và nhiều trường hợp không cần lập biên bản hay ghi chú lại thủ tục công bố di chúc nhưng thực tế không thiếu trường hợp các đồng thừa kế có yêu cầu lập biên bản công bố di chúc.
Dưới đây là biểu mẫu cơ bản nhất độc giả có nhu cầu có thể thực hiện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN CÔNG BỐ DI CHÚC
Hôm nay, ngày …/…/…, tại: ……………………………………………. Chúng tôi gồm:
1/ …………………………………………………………………………………;
2/ …………………………………………………………………………………;
3/ …………………………………………………………………………………;
Là những người thừa kế của ông ........... Dưới đây là nội dung công bố di chúc của ông........ như sau:
Ông/bà ............ chết ngày ... tại........ theo Giấy chứng tử số .........., quyển số: ........ do Uỷ ban nhân dân ........ cấp ngày ....... Khi còn sống, ông/bà.... đã lập di chúc (1) ngày .../.../... tại ....... Trong nội dung di chúc, ông/bà.... đã phân chia di sản thừa kế như sau:
- Chỉ định ông/bà.... sinh năm....... CMND/CCCD số: ............... Địa chỉ thường trú tại: .......... là người được hưởng toàn bộ phần di sản thừa kế của ông/bà...... nêu trong di chúc này.
- Chỉ định ông/bà ..... sinh năm ..... CMND/CCCD số:... là người thực hiện công bố di chúc do ông/bà .......... để lại. Nay ông/bà........... sẽ thực hiện công bố nội dung bản di chúc cho những người có liên quan đến nội dung di chúc như sau:
Đây là bản di chúc cuối cùng của ông/bà... để lại và có nội dung như sau: ..................
Sau khi biết rõ nội dung di chúc nêu trên, những người có mặt hoàn toàn không có tranh chấp, khiếu kiện gì. Ông/bà… sẽ có trách nhiệm gửi lại cho người liên quan bản sao di chúc để biết.
Xác nhận của những người có mặt Người công bố di chúc
(1) Mục này ghi rõ di chúc tự lập, di chúc có người làm chứng hay di chúc đã được công chứng hoặc chứng thực.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Không công bố di chúc có được nhận thừa kế không? Có thể thấy, đây là thủ tục bắt buộc trước khi người thừa kế tiến hành các thủ tục nhận thừa kế. Do đó, phải công bố di chúc thì người thừa kế mới thực hiện được các thủ tục tiếp theo.
Nếu còn thắc mắc hoặc cần giải đáp thêm, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.