Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được quyền thăm con?

Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là quyền và nghĩa vụ của các bậc cha mẹ nhưng nhiều người lại trốn tránh không thực hiện. Vậy không chu cấp có được quyền thăm con hay không?

1. Cha/mẹ không chu cấp có được quyền thăm con không?

Không chu cấp có được quyền thăm con? (Ảnh minh họa) 

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 số 52/2014/QH13, sau khi ly hôn, cha/mẹ không chu cấp cho con vẫn được quyền thăm con mà không ai được cản trở.

Theo đó, quyền và nghĩa vụ của cha/mẹ sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

- Cha, mẹ không nuôi con trực tiếp có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền của con được sống cùng với người trực tiếp nuôi.

- Cha, mẹ không nuôi con trực tiếp có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái.

- Người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm con sau khi ly hôn mà không ai được cản trở.

2. Trường hợp nào cha mẹ sau ly hôn bị hạn chế quyền thăm con?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp chứng minh được người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu tới việc nuôi dưỡng, giáo dục thì người nuôi trực tiếp có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đối với con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi), cha/mẹ sau khi ly hôn sẽ bị hạn chế thăm nom chăm sóc con khi:

- Bị kết án khi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con.

- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng con.

- Phá hoại tài sản của con cái.

- Có lối sống đồi trụy

- Xúi giục/ép buộc con thực hiện hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Như vậy, cha/mẹ không trực tiếp nuôi sẽ chỉ bị hạn chế quyền nuôi con khi:

- Lạm dụng việc thăm con làm ảnh hưởng xấu tới con cái và người trực tiếp nuôi;

- Lạm dụng việc thăm con cản trở người trực tiếp nuôi nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Bị Tòa án hạn chế quyền thăm con.

Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi ngăn cản quyền thăm nom và chăm sóc con giữa cha mẹ và con cái sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng.

Hạn chế quyền thăm con. (Ảnh minh họa)

3. Thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con 

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

- Đơn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.

- Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn của người nộp đơn (bản sao)

- Quyết định ly hôn (bản sao chứng thực)

- Chứng cứ chứng minh việc người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến con cái hoặc việc nuôi dạy con.

- Giấy xác nhận nơi cư trú.

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, người nộp đơn sẽ gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Tòa án sẽ thông báo và người nộp đơn sẽ có 07 ngày để tiến hành sửa đổi và bổ sung hồ sơ giấy tờ.

Bước 3: Nộp tạm ứng lệ phí

Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn được quy định là 300 nghìn đồng theo căn cứ tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Bước 4: Giải quyết và xét xử 

Tòa án sẽ lấy ý kiến 02 bên và tiến hành hòa giải như các việc dân sự khác. Trường hợp không hòa giải được, Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên họp để xem xét vụ việc.

Trường hợp có đúng căn cứ đối với hành vi cố tình làm cản trở và gây ảnh hưởng xấu tới con và việc nuôi dạy con cái, Tòa án sẽ ra quyết định hạn chế quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi dưỡng.

Trên đây là quy định của pháp luật về việc không chu cấp có được quyền thăm con hay không.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

4 lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2024

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là văn bản pháp lý ghi nhận giao dịch giữa bên cho thuê và bên thuê. Đây cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp hợp đồng khi các bên có mâu thuẫn. Vậy cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh?

Mẫu hợp đồng ở nhờ mới nhất 2024

Hiện nay, việc cá nhân đến ở nhờ nhà người nhà người khác là việc không hiếm gặp. Tuy nhiên, việc ở nhờ này cần lập thành hợp đồng ở nhờ để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Cùng tìm hiểu về hợp đồng ở nhờ tại bài viết.