Không cho vợ cũ thăm con có bị phạt không?

Tổng đài 1900.6199 của LuatVietnam nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc cấp dưỡng, nuôi con sau khi ly hôn của vợ, chồng. Một trong số đó là việc cấm vợ cũ không thăm con bị phạt thế nào?


Bị phạt thế nào nếu không cho vợ cũ thăm con sau ly hôn?

Ly hôn là hậu quả mà không ai trong hai vợ, chồng mong muốn. Nhưng bên cạnh một số cặp vợ chồng “đường ai nấy đi” trong hòa bình (ly hôn thuận tình) thì có không ít cặp vợ chồng lại xảy ra rất nhiều tranh chấp khi ly hôn (ly hôn đơn phương).

Một trong những tranh chấp mà nhiều cặp vợ chồng gặp phải là giành quyền nuôi con, thăm con sau khi ly hôn.

Theo đó, có không ít ông bố bà mẹ sau khi ly hôn, không muốn con gặp người còn lại nên đã dùng mọi cách để ngăn cán, cấm đoán cha con hoặc mẹ con gặp nhau.

Tuy nhiên, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, sau khi vợ, chồng ly hôn, không ai được quyền ngăn cản người không trực tiếp nuôi con được thăm nom con.

Cả hai người đều phải tôn trọng quyền được nuôi con của người được Tòa giao nuôi con, quyền được thăm con và nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con.

Đồng thời, việc ngăn cản con gặp cha, mẹ khi người này không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là một trong các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, căn cứ Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng.


Không cho vợ cũ thăm con có bị phạt không? (Ảnh minh họa)


Trường hợp nào không cho vợ cũ thăm con mà không bị phạt?

Mặc dù pháp luật không cho phép người trực tiếp nuôi con ngăn cản người còn lại thăm, gặp con nhưng khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Căn cứ quy định này, mặc dù không được phép cấm người không trực tiếp nuôi con gặp con nhưng nếu người này lạm dụng việc thăm nom con để cản trở/gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người nuôi con có thể yêu cầu Tòa hạn chế quyền này.

Để thực hiện được điều đó, người này cần phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ:

Đơn yêu cầu hạn chế người không trực tiếp nuôi con được thăm nom con.

- Quyết định hoặc bản án ly hôn (bản sao).

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn (bản sao).

- Bằng chứng cho thấy người không trực tiếp nuôi con lợi dụng việc thăm con để cản trở/gây ảnh hưởng xấu đến con: Có thể là video, ghi âm…

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, theo điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, người trực tiếp nuôi con gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha hoặc mẹ thường trú hoặc tạm trú hoặc làm việc.

Ngoài ra, người này cũng có thể gửi đến Tòa án cấp huyện nơi người con cư trú căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Xem thêm: Trường hợp nào được cấm chồng gặp con sau ly hôn?

Trên đây là giải đáp về không cho vợ cũ thăm con có bị phạt thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ hướng dẫn chi tiết

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.