Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền?

Căn cứ pháp luật cho phép các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Việc chấm dứt này phải đáp ứng một số điều kiện: báo trước trong thời gian hợp lý, bồi thường thiệt hại nếu gây ra tổn thất cho bên còn lại, và thông báo cho người thứ ba liên quan

1. Hợp đồng ủy quyền là gì?

Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định

Như vậy, ủy quyền là một thỏa thuận giữa các bên, bên nhận ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc thay mặt cho bên ủy quyền. Đây là một trong hai hình thức đại diện được ghi nhận theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Quyền đại diện có thể được xác lập thông qua ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều lệ của pháp nhân, hoặc theo quy định pháp luật.

Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

2. Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền?

Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt HĐUQ trong các trường hợp sau:

“1. Trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.

Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền, nếu có.”

Như vậy, có hai trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền theo quy định của pháp luật đó là:

  • Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

    Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

  • Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Theo quy định trên thì nếu một bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì phải báo trước cho bên kia một khoảng thời gian hợp lý. Nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về thời hạn báo trước mà một trong hai bên vi phạm thì sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).

Ngoài ra, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia nếu gây ra thiệt hại.

Đối với người thứ ba thì bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản với người thứ ba về việc chấm dứt hợp đồng.

3. Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu?

Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau:

“Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”

Như vậy, thời hạn hợp đồng ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, nếu các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định thì thời hạn hợp đồng ủy quyền là 1 năm.

Trên đây là giải đáp về Đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền trong trường hợp nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ ly hôn trọn gói: Thủ tục nhanh gọn, chi phí tối ưu 2025

Dịch vụ ly hôn trọn gói: Thủ tục nhanh gọn, chi phí tối ưu 2025

Dịch vụ ly hôn trọn gói: Thủ tục nhanh gọn, chi phí tối ưu 2025

Trong cuộc sống, khi mâu thuẫn vợ chồng không thể hàn gắn, ly hôn được cho là giải pháp cần thiết để “giải thoát” cho nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian, kiến thức pháp luật để tự mình thực hiện thủ tục ly hôn. Bạn có thể sử dụng dịch vụ ly hôn trọn gói của LuatVietnam.

Dịch vụ ly hôn trọn gói: Thủ tục nhanh gọn, chi phí tối ưu 2025

Dịch vụ ly hôn trọn gói: Thủ tục nhanh gọn, chi phí tối ưu 2025

Dịch vụ ly hôn trọn gói: Thủ tục nhanh gọn, chi phí tối ưu 2025

Trong cuộc sống, khi mâu thuẫn vợ chồng không thể hàn gắn, ly hôn được cho là giải pháp cần thiết để “giải thoát” cho nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian, kiến thức pháp luật để tự mình thực hiện thủ tục ly hôn. Bạn có thể sử dụng dịch vụ ly hôn trọn gói của LuatVietnam.