Đào được cổ vật có phải khai báo và nộp lại không?

Khi đào được cổ vật có phải khai báo không là thắc mắc của rất nhiều người. Vậy cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết cho vấn đề này tại bài viết dưới đây của LuatVietnam.

Khi đào được cổ vật có phải khai báo không?

Căn cứ Luật Di sản văn hoá năm 2001, câu trả lời cho thắc mắc khi đào được cổ vật có phải khai báo không là có. Căn cứ để đưa ra nhận định này được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001.

Cụ thể, một trong những quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là phải thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. Đồng thời, khi tìm được thì phải giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

Đồng thời, nếu cải tạo, xây dựng công trình mà có phát hiện được cổ vật thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời vừa bảo vệ được cổ vật vừa đảm bảo tiến độ xây dựng.

Ngoài ra, tại Điều 229 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về việc xác lập quyền sở hữu với tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm mà được tìm thấy. Khi đó, người tìm thấy tài sản này phải thông báo hoặc trả lợi ngay cho chủ sở hữu.

Đặc biệt, tài sản được tìm thấy là cổ vật thì sẽ thuộc về Nhà nước. Do đó, khi đào được cổ vật, cá nhân, tổ chức phải thông báo và giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an gần nhất hoặc cơ quan nhà nước khác.

Trong đó, cổ vật được giải thích là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học và có từ 100 năm tuổi trở lên. Cổ vật có thể là di sản văn hoá vật thể, di tích lịch sử, văn hoá.

Như vậy, nếu tìm thấy, đào được cổ vật thì cá nhân, tổ chức phải khai báo và nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ Luật Di sản văn hoá và Bộ luật Dân sự cùng các văn bản liên quan khác, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này gồm:

- Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.

- Công an gần nhất.

- Cơ quan nhà nước khác.

Khi đào được cổ vật có phải khai báo không? (Ảnh minh hoạ)

Hệ quả khi giao nộp cổ vật cho cơ quan Nhà nước

Sau khi đã tìm được câu trả lời cho vấn đề, khi đào được cổ vật có phải khai báo không và nộp lại không thì nhiều người thắc mắc sau đó sẽ ra sao? Cụ thể:

Về việc thưởng

Cụ thể, khi giao nộp cổ vật, căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 98/2010/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức có thể được khen thưởng và nhận được một khoản tiền thưởng nếu ngẫu nhiên tìm thấy, giao nộp cổ vật như sau:

- Bằng khen, giấy khen: Tuỳ vào giá trị của cổ vật sẽ được xét tặng, truy tặng giấy khen, bằng khen, huy chương hoặc hình thức khác.

- Tiền thưởng: Căn cứ vào giá trị của từng loại cổ vật để tính mức tiền thưởng theo phương pháp luỹ thoái từng phần nư sau:

STT

Giá trị cổ vật

Tỷ lệ trích thường

1

Đến 10 triệu đồng

30%

2

Trên 10 - 100 triệu đồng

15%

3

Trên 100 triệu đến 1 tỷ đồng

7%

4

Trên 01 - 10 tỷ đồng

1%

5

Trên 10 tỷ đồng

0,5%

Lưu ý: Giá trị cổ vật được dùng để tríc thưởng đã trừ đi các khoản chi phí bảo quản, vận chuyển, kiểm nhiệm, giám định… Mức tối đa của tiền thưởng không vượt quá 200 triệu đồng.

Về xử phạt

Song song với được thưởng, nếu người nào không không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng và tịch thu cổ vật theo quy định tại Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc: Khi đào được cổ vật có phải khai báo không? Nếu còn vấn đề khác cần được tư vấn, độc giả vui lòng liên hệ với LuatVietnam tại tổng đài 19006192 .

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.