Kết hôn với người chưa đủ tuổi thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Tình trạng kết hôn sớm ở nước ta không phải hiếm gặp, nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa khi pháp luật chưa được phổ biến rộng rãi. Bài viết này đưa ra mức phạt khi kết hôn với người chưa đủ tuổi.


1. Kết hôn với người chưa đủ tuổi gọi là gì?

Về độ tuổi kết hôn, điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:

Điều 8: Điều kiện kết hôn

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Theo quy định này, chỉ khi người con trai đủ 20 tuổi, người con gái đủ 18 tuổi trở lên (đủ được xác định từ ngày sinh nhật của một người) mới được đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền và sẽ được công nhận là vợ chồng hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện khác tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A sinh ngày 26/5/2003 thì ngày tháng được xác định là đủ 18 tuổi là ngày 26/5/2021. Bắt đầu từ ngày 26/5/2021, bà A được xem là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Đồng thời, nếu không đáp ứng điều kiện kết hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ không thực hiện đăng ký kết hôn cho nam nữ. Do đó, trên thực tế, nhiều cặp đôi chưa đủ tuổi chỉ tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn.

Và theo quy định của khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc nam, nữ lấy nhau khi một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn được gọi là tảo hôn. Bởi vậy, có thể hiểu kết hôn với người chưa đủ tuổi là việc kết hôn khi có ít nhất một trong hai người chưa đủ tuổi theo quy định và đây còn được gọi là tảo hôn.

ket hon khi chua du tuoi bi phat bao nhieu


2. Mức phạt khi kết hôn với người chưa đủ tuổi là gì?

Kết hôn với người chưa đủ tuổi hay còn gọi là tảo hôn là một trong các hành vi bị cấm nêu tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Đồng thời, hiện nay, tảo hôn là một trong những tập quán lạc hậu đang được vận động xoá bỏ theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện nay, hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi chỉ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng nếu vẫn tiếp tục quan hệ vợ chồng trái luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã được Toà án ra bản án, quyết định có hiệu lực chấm dứt tình trạng này theo Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Riêng người tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể bị phạt tù:

- Phạt hành chính: Từ 01 - 03 triệu đồng.

- Chịu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn th Điều 183 Bộ luật Hình sự: Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm nếu đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.

Như vậy, có thể thấy, nếu người chưa đủ tuổi kết hôn thì chỉ bị phạt hành chính cao nhất 05 triệu đồng còn nếu tổ chức tảo hôn cho người khác thì có thể đối mặt với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

ket hon khi chua du tuoi bi phat bao nhieu


3. Hậu quả của việc kết hôn khi chưa đủ tuổi là gì?

Do đây là hành vi vi phạm pháp luật nên khi kết hôn với người chưa đủ tuổi sẽ đối mặt với những hậu quả dưới đây:

- Không được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng: Bởi chỉ khi đáp ứng các điều kiện đăng ký kết hôn tại Luật Hôn nhân và Gia đình cũng như phải đăng ký hợp pháp tại cơ quan có thẩm quyền thì quan hệ vợ chồng mới hình thành và được Nhà nước bảo vệ.

Do tảo hôn là hành vi vi phạm nên quan hệ vợ chồng trong trường hợp này không được pháp luật thừa nhận, bảo vệ.

Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu tại thời điểm giải quyết yêu cầu huỷ kết hôn trái luật mà nam, nữ đã đủ tuổi và yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Toà án sẽ công nhận quan hệ hôn nhân này hợp pháp.

- Cơ quan có thẩm quyền từ chối đăng ký kết hôn: Để được đăng ký kết hôn theo thủ tục hợp pháp, hai bên nam nữ phải đáp ứng điều kiện đăng ký kết hôn, trong đó có điều kiện về độ tuổi. Do trường hợp tảo hôn vi phạm điều kiện về độ tuổi nên cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối thực hiện đăng ký kết hôn cho nam, nữ.

- Chỉ được xem là quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng: Do đó, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng không tồn tại. Kéo theo đó, nếu trong thời gian chung sống có tài sản chung, nghĩa vụ... thì sẽ giải quyết theo thoả thuận. Nếu không có thoả thuận thì thực tế rất khó để đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho các bên.

Đặc biệt, do không phải là vợ chồng nên nếu một trong hai bên ngoại tình hoặc có lỗi thì người còn lại cũng rất khó được bảo đảm quyền, lợi ích của mình...

Trên đây là giải đáp về vấn đề kết hôn khi chưa đủ tuổi bị phạt bao nhiêu tiền? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Tảo hôn là gì? Tảo hôn bị phạt thế nào?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Giám định chữ viết, chữ ký trong án dân sự: Thủ tục và chi phí

Giám định chữ viết, chữ ký trong án dân sự: Thủ tục và chi phí

Giám định chữ viết, chữ ký trong án dân sự: Thủ tục và chi phí

Chắc hẳn việc giám định chữ viết, chữ ký trong các vụ án dân sự được nhắc đến nhiều nhưng không phải ai cũng biết cụ thể nó là gì? Trường hợp nào bắt buộc phải thực hiện và thủ tục thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.