Kết hôn lần 2 gọi là gì? Hồ sơ thủ tục ra sao?

Hiện nay, có nhiều người có mong muốn được kết hôn lần 2. Cùng tìm hiểu Kết hôn lần 2 gọi là gì? Hồ sơ thủ tục ra sao tại bài viết bên dưới.

1. Kết hôn lần 2 gọi là gì? 

Theo quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 52/2014/QH13, kết hôn là việc một cá nhân là nam và một các nhân là nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình khi đáp ứng điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Kết hôn lần 2 gọi là gì?
Kết hôn lần 2 gọi là gì? (Ảnh minh họa)

Hiện nay, có nhiều cá nhân không chỉ kết hôn một lần, có khi những cá nhân này kết hôn lần 2, lần 3.

Như vậy, có thể hiểu kết hôn lần 2 là việc nam nữ xác nhận quan hệ hôn nhân lần thứ hai tại cơ quan có thẩm quyền. Thông thường, kết hôn lần 2 thường được gọi là tái hôn.

2. Kết hôn lần 2 có phải ly hôn không?

Khi kết hôn lần hai cũng phải đáp ứng điều kiện về kết hôn trong đó có nguyên tắc “kết hôn một vợ, một chồng”. Do đó, nếu đang có vợ, chồng thì không được phép kết hôn khi đang có vợ hoặc có chồng.

Bởi vậy, khi kết hôn lần 2 bắt buộc phải ly hôn. Nếu khi ly hôn thì vừa vi phạm nguyên tắc kết hôn vừa vi phạm điều cấm trong đăng ký kết hôn tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

  • Người đang có vợ, chồng hoặc người đang chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, chồng;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người cùng dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi ba đời; cha, mẹ nuôi với con nuôi; đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng, mẹ kế với con riêng.

Ngoài ra, để đăng ký kết hôn lần 2 hợp pháp thì phải đáp ứng các điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

- Cá nhân nam từ đủ 20 tuổi trở lên;

- Cá nhân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Cá nhân nam và cá nhân nữ tự nguyện quyết định kết hôn;

- Cá nhân nam và cá nhân nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc cá nhân kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị pháp luật cấm sau:

  • Kết hôn, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc cá nhân kết hôn;

Như vậy, từ quy định trên có thể thấy, nếu một cá nhân muốn kết hôn lần 2 thì phải ly hôn.

3. Kết hôn lần 2 cần giấy tờ gì?

Hồ sơ kết hôn đăng ký lần 02 không có sự khác biệt đối với đăng ký kết hôn lần đầu. Cụ thể, Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký kết hôn lần 2 như sau:

Giấy tờ phải xuất trình là bản chính một trong các giấy tờ sau:

- Hộ chiếu;

- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;

- Giấy tờ khác có hình ảnh cá nhân và thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp đang còn giá trị sử dụng.

Giấy tờ phải nộp:

- Tờ khai đăng ký kết hôn.

- Bản án/quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật.

- Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:

  • Nếu đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà cá nhân không thường trú: nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp;

  • Nếu đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp;

  • Nếu người đăng ký kết hôn đang công tác, lao động hoặc học tập có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện (Cơ quan ngoại giao hoặc Cơ quan lãnh sự) của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

- Giấy tờ khác:

  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận cá nhân không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.

  • Giấy tờ pháp lý chứng minh về tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nếu cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài..

4. Kết hôn lần 2 cần thủ tục gì?

Để đăng ký kết hôn cần thực hiện các thủ tục sau:

Thủ tục kết hôn lần 2
Thủ tục kết hôn lần 2 (ảnh minh họa) 

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký

Cá nhân đăng ký kết hôn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân nơi có thẩm quyền thực hiện việc làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thông tin và đối chiếu bản gốc. Nếu giấy tờ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ trả phiếu tiếp nhận ghi thông tin thời gian nhận kết quả.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Cán bộ tư pháp - hộ tịch tiến hành xác minh và giải quyết hồ sơ kết hôn.

Khi đã xác minh hồ sơ hợp lệ và và hai bên có đủ điều kiện kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Bước 3: Trả kết quả Giấy chứng nhận kết hôn

Sau khi ký Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, cán bộ hộ tịch hướng dẫn hai bên kiểm tra nội dung trong Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn.

5. Tài sản vợ chồng khi kết hôn lần 2 thế nào?

Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định vợ chồng khi kết hôn lần 02 có thể lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc theo thỏa thuận.

Theo luật định, tài sản chung của vợ chồng sẽ thuộc sở hữu chung, được dùng để đảm đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trường hợp nếu vợ chồng chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn.

Trên đây là nội dung: Kết hôn lần 2 gọi là gì? Hồ sơ thủ tục ra sao?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Những ngày gần đây, khắp các trang mạng xã hội lan truyền thông tin “Chồng không được ly hôn dù vợ mang thai hoặc sinh con người khác từ 01/7/2024”. Tuy nhiên, thông tin này không hoàn toàn chính xác. Vậy cụ thể quy định đúng là thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Hiện nay, việc vay tiền diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt khi diễn ra World Cup. Trong đó, giao dịch vay tiền bằng cầm cố/thế chấp tài sản về bản chất là gồm 02 dạng chính giao dịch vay và bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp tài sản. Vậy vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp?