Kết hôn dưới 18 tuổi có bị phạt hay không?

Hiện nay, việc việc kết hôn dưới 18 tuổi không phải quá xa lạ với mọi người. Nhưng nếu chỉ tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi thì có bị phạt không?

1. Kết hôn khi chưa đủ tuổi gọi là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13, việc kết hôn khi một vợ hoặc chồng hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định được gọi là tảo hôn.

Kết hôn khi chưa đủ tuổi
Kết hôn khi chưa đủ tuổi (ảnh minh họa)

Tảo hôn là hủ tục tồn tại lâu đời ở nhiều dân tộc. Tình trạng tảo hôn diễn ra chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Tảo hôn không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự trưởng thành của trẻ em mà thêm gánh nặng cho xã hội như dân số tăng nhanh, gây áp lực y tế, giáo dục, ….kìm hãm sự phát triển của xã hội.

- Đối với bản thân người tảo hôn: Khi tảo hôn, người tảo hôn sẽ phải sinh con sớm trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cản trở sự tiến bộ của bản thân, cản trở việc tiếp thu nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát.

Đồng thời, đời sống gia đình khi tảo hôn khó khăn vì chưa có kinh tế vững vàng, thiếu kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống kém….

- Đối với nền kinh tế, xã hội: Tảo hôn có nguy cơ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển xã hội do ảnh hưởng của sự bùng nổ dân số, chất lượng dân số suy giảm.

Thực tế, nhiều cặp vợ chồng sau khi tảo hôn đã đi đến ly hôn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em - những đứa con của vợ chồng tảo hôn. Đồng thời, tảo hôn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.

Bởi lẽ, khi tảo hôn phần lớn các cặp vợ chồng tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập, làm việc, thiếu kiến thức xã hội, thường rơi vào hoàn cảnh nghèo túng

2. Kết hôn dưới 18 tuổi có được không?

Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về độ tuổi để cá nhân có thể kết hôn như sau:

- Cá nhân nam từ đủ 20 tuổi trở lên;

- Cá nhân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Theo như quy định trên có thể thấy dù là nam hay nữ thì cá nhân cũng không thể kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi.

3. Kết hôn dưới 18 tuổi bị phạt thế nào?

Kết hôn dưới 18 tuổi hay còn gọi là tảo hôn là một trong những hành vi bị cấm khi kết hôn theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình. Khi cá nhân có hành vi kết hôn dưới 18 tuổi sẽ bị xử phạt theo quy định.

Kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt
Kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt (ảnh minh họa)

Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với cành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

- Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn: Phạt tiền từ 01 triệu đồng - 03 triệu đồng.

- Duy trì quan hệ vợ chồng trái quy định pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn dù đã có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Phạt tiền từ 03 triệu đồng - 05 triệu đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13, người có hành vi tổ chức cho những người chưa đến tuổi kết hôn lấy vợ, lấy chồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khi đó, mức hình phạt áp dụng sẽ là phạt tiền từ 10 triệu đồng - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ có thời hạn đến 02 năm.

4. Cách xác định độ tuổi kết hôn chính xác, đúng nhất

Cách xác định độ tuổi kết hôn của nam và nữ được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Theo đó quy định về độ tuổi kết hôn theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 được hiểu chính xác là nam đã đủ 20 tuổi trở lên, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Ví dụ: A là nam, sinh ngày 15/10/2003 thì tới ngày 15/10/2023 thì A sẽ đủ 20 tuổi. Như vậy, kể từ ngày 15/10/2023 A có thể đăng ký kết hôn.

Trong một số trường hợp nếu không xác định được ngày sinh, tháng sinh của người muốn kết hôn thì thực hiện như sau:

- Trường hợp xác định được năm sinh, không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng 01 của năm sinh.

Ví dụ A sinh năm 1999 và không xác định được tháng sinh thì tháng sinh dùng để xác định độ tuổi kết hôn là 01/1999.

- Trường hợp xác định được năm sinh, tháng sinh, không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng 01 của tháng sinh.

Ví dụ A sinh tháng 02/2000 và không xác định được ngày sinh thì ngày sinh dùng để xác định độ tuổi kết hôn là 01/02/2000.

5. Dưới 18 tuổi chỉ làm đám cưới có được không?

Theo quy định hiện nay, việc kết hôn của cá nhân phải được đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình và pháp luật về hộ tịch.

Theo đó, người dưới 18 tuổi kể cả nam và nữ đều không thể thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Như đã nói ở trên việc kết hôn khi một vợ hoặc chồng hoặc cả hai bên chưa đủ 18 tuổi được gọi là tảo hôn. Pháp luật cũng đã quy định rõ tảo hôn là một trong những hành vi bị cấm khi kết hôn.

Quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình cũng đã nêu rõ, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một trong hai hoặc cả hai chưa đủ tuổi và không giới hạn ở việc đăng ký kết hôn.

Như vậy, nếu vợ, chồng hoặc cả hai chưa đủ 18 tuổi mà tổ chức đám cưới vẫn bị xem là tảo hôn và bị pháp luật nghiêm cấm.

Trên đây là nội dung Kết hôn dưới 18 tuổi có bị phạt hay không?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Những ngày gần đây, khắp các trang mạng xã hội lan truyền thông tin “Chồng không được ly hôn dù vợ mang thai hoặc sinh con người khác từ 01/7/2024”. Tuy nhiên, thông tin này không hoàn toàn chính xác. Vậy cụ thể quy định đúng là thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.