Kết hôn cận huyết bị phạt như thế nào?

Hiện nay, việc kết hôn cận huyết vẫn còn tồn tại ở một số địa phương. Dưới đây là giải đáp liên quan đến các vấn đề: Hôn nhân cận huyết có được đăng ký kết hôn? Kết hôn cận huyết bị phạt như thế nào?

1. Kết hôn cận huyết là gì?

kết hôn cận huyết bị phạt thế nào
Kết hôn cận huyết là gì? (Ảnh minh họa)

Dựa theo cách hiểu thông thường và tinh thần của nội dung quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13, có thể hiểu kết hôn cận huyết là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu trực hệ hoặc người có họ trong phạm vi ba đời.

Các khái niệm về cùng dòng máu trực hệ và cùng có họ trong phạm vi ba đời được quy định cụ thể tại khoản 17 và khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

  • Những người có cùng dòng máu về trực hệ được quy định những người có quan hệ huyết thống với nhau, theo đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Ví dụ như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ.

  • Những người có họ trong phạm vi ba đời được hiểu là những người cùng một gốc được sinh ra. Bao gồm;

  • Đời thứ nhất gồm cha, mẹ;

  • Đời thứ hai bao gồm anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha và anh, chị, em cùng cha khác mẹ;

  • Đời thứ ba bao gồm anh, chị, em con cậu, con bác, con chú, con cô, con dì;

Tóm lại. hôn nhân cận huyết là hôn nhân giữa những người thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

2. Kết hôn cận huyết bị phạt thế nào?

Do kết hôn cận huyết là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Hiện nay, hành vi này được quy định mức xử phạt hành chính tại điểm a khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;”

Như vậy, những người có hành vi kết hôn hoặc chỉ chung sống như vợ chồng với người cận huyết của mình (những người có cùng dòng máu trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời) thì những người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Nói thêm về việc xử lý các trường hợp kết hôn cận huyết, trong trường hợp giữa những người có cùng huyết thống mà phát sinh hành vi giao cấu thì những người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

Theo đó, hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm tại Điều này là hành vi giao cấu với người khác mà biết rõ người này là người có cùng dòng máu trực hệ với mình (có cùng huyết thống) hoặc khi thực hiện hành vi giao cấu với người khác mà biết rõ người này là là anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha/cùng cha khác mẹ.

Hình phạt đối với hành vi phạm tội này là từ 01 năm đến 05 năm.

3. Hôn nhân cận huyết có được đăng ký kết hôn?

kết hôn cận huyết bị phạt thế nào
Hôn nhân cận huyết có được đăng ký kết hôn? (Ảnh minh họa) 

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định việc kết hôn không được thuộc một trong các trường hợp bị pháp luật nghiêm cấm kết hôn như sau:

- Trường hợp cấm thứ nhất: Kết hôn giả tạo (căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Trường hợp cấm thứ hai: Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn (căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Trường hợp cấm thứ ba: Người mà đang có vợ hoặc chồng nhưng lại kết hôn/chung sống như vợ chồng với một người khác hoặc trường hợp một người chưa có chồng/chưa có vợ nhưng thực hiện việc kết hôn/chung sống như vợ chồng với người hiện đang có chồng/có vợ

(căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Trường hợp cấm thứ tư: Cấm thực hiện việc dưới đây:

  • Kết hôn/chung sống như vợ chồng giữa những người được cho là có các mối quan hệ cùng dòng máu trực hệ với nhau;

  • Kết hôn/chung sống như vợ chồng giữa hai người có họ trong phạm vi ba đời của nhau;

  • Kết hôn/chung sống như vợ chồng giữa con nuôi với cha mẹ nuôi;

  • Kết hôn/chung sống như vợ chồng giữa người từng là con nuôi với cha, mẹ nuôi trước đây;

  • Kết hôn/chung sống như vợ chồng giữa mẹ kế với con riêng của chồng/cha dượng với con riêng của vợ; hoặc giữa mẹ vợ với con rể/cha chồng với con dâu.

(theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Theo đó, căn cứ điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu trên pháp luật hiện nay cấm việc kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ với nhau và cấm việc kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời của mình.

Như vậy, có thể hiểu kết hôn cận huyết là 01 trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và không được phép thực hiện đăng ký kết hôn.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi kết hôn cận huyết bị phạt thế nào và các vấn đề pháp lý liên quan.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Những ngày gần đây, khắp các trang mạng xã hội lan truyền thông tin “Chồng không được ly hôn dù vợ mang thai hoặc sinh con người khác từ 01/7/2024”. Tuy nhiên, thông tin này không hoàn toàn chính xác. Vậy cụ thể quy định đúng là thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Hiện nay, việc vay tiền diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt khi diễn ra World Cup. Trong đó, giao dịch vay tiền bằng cầm cố/thế chấp tài sản về bản chất là gồm 02 dạng chính giao dịch vay và bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp tài sản. Vậy vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp?