Người mất để lại sổ tiết kiệm, người thừa kế được hưởng thế nào?

Gửi tiết kiệm là một trong những cách được nhiều người lựa chọn khi có dư một số tiền nhất định. Nhưng nếu không may người này chết, những người thừa kế phải làm sao để hưởng thừa kế từ di sản là sổ tiết kiệm?


Làm sao để biết người mất có sổ tiết kiệm tại ngân hàng nào?

Khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN nêu rõ:

Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.

Hiểu đơn giản, sổ tiết kiệm là giấy tờ ghi nhận việc gửi tiền tiết kiệm của một cá nhân tại ngân hàng với thoả thuận về lãi suất, số tiền gửi, kì hạn gửi...

Nếu chưa đến hạn rút tiền mà cá nhân đó chết thì người thừa kế làm sao để biết sự tồn tại của sổ tiết kiệm và tiến hành thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm của người chết?

1. Người có sổ tiết kiệm để lại di chúc

Đây có lẽ là trường hợp dễ dàng và thuận tiện nhất với người thừa kế bởi khi người chết để lại di chúc, người thừa kế sẽ biết chính xác thông tin về sổ tiết kiệm cũng như các di sản thừa kế khác (nhà, đất, xe ô tô...) của người chết.

Trong trường hợp có di chúc, pháp luật cũng ưu tiên chia thừa kế theo di chúc bởi theo Điều 626 Bộ luật Dân sự, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế cũng như truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế...

Như vậy, nếu người chết để lại di chúc và trong di chúc có phân chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm thì những người thừa kế thực hiện phân chia di sản thừa kế theo di chúc và hưởng phần di sản trong sổ tiết kiệm thuộc về mình sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ của người để lại di chúc (nếu có).

2. Người có sổ tiết kiệm không để lại di chúc

Không giống trường hợp nêu trên, trong trường hợp người chết có sổ tiết kiệm nhưng không để lại di chúc, những người thừa kế sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc xác định di sản thừa kế bởi không chắc chắn biết về di sản là sổ tiết kiệm hoặc các tài sản khác.

Đồng thời, theo Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP, ngân hàng chỉ cung cấp thông tin khách hàng trong trường hợp:

- Cá nhân có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền...

- Có chấp thuận bằng văn bản hoặc hình thức khác theo thoả thuận của khách hàng.

- Cung cấp cho chính khách hàng đó hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.

Như vậy, khi không có sự đồng ý của người chủ sổ tiết kiệm hoặc không có yêu cầu của cơ quan chức năng thì ngân hàng sẽ không được cung cấp thông tin về sổ tiết kiệm đó cho cá nhân khác.

Đồng nghĩa, khi một người có sổ tiết kiệm nhưng không có bất kỳ người thừa kế nào biết về sự tồn tại của nó thì khả năng cao, những người thừa kế sẽ không nhận được số tiền trong sổ tiết kiệm của người chết để lại.

Ngược lại, có thể người chết không để lại di chúc nhưng những người thừa kế biết đến sự tồn tại của sổ tiết kiệm thì tiến hành phân chia di sản thừa kế là sổ tiết kiệm để hưởng thừa kế theo quy định bởi theo điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, ngân hàng sẽ hướng dẫn thủ tục chi trả số tiền trong sổ tiết kiệm theo thừa kế.

Như vậy, tuỳ vào việc người thừa kế có biết đến sự tồn tại của sổ tiết kiệm và việc người chết có để lại di chúc không để người thừa kế tiến hành các thủ tục tiếp theo để hưởng di sản là số tiền gửi tiết kiệm của người chết.

Người thừa kế phải làm gì để hưởng di sản là sổ tiết kiệm?

Để hưởng di sản là sổ tiết kiệm thì theo phân tích nêu trên, người thừa kế phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Cụ thể, thủ tục để người thừa kế nhận di sản là sổ tiết kiệm thực hiện như sau:

Ai được hưởng thừa kế là sổ tiết kiệm?

Theo di chúc: Người được hưởng thừa kế sổ tiết kiệm là người được người để lại di chúc chỉ định trong sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý, theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người sau đây vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc trong di chúc có tên họ không:

- Con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động.

- Cha, mẹ, vợ, chồng.

Theo pháp luật: Nếu không có di chúc, di sản thừa kế sẽ được chia cho những người thuộc ba hàng thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Dù có di chúc hay không có di chúc thì khi thực hiện phân chia/khai nhận di sản thừa kế, những người thừa kế đều phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

- Phiếu yêu cầu công chứng.

- Di chúc (nếu có - bản chính).

- Sổ tiết kiệm (bản chính).

- Giấy chứng tử của người chết để lại sổ tiết kiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao).

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại sổ tiết kiệm và người thừa kế: Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn...

- Giấy tờ nhân thân của người thừa kế: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu...

Các bước hưởng di sản là sổ tiết kiệm

Bước 1: Phân chia di sản thừa kế

Ở bước này, người thừa kế chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên và đến Văn phòng/Phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng Văn bản thoả thuận/Văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.

Giấy tờ nhận được ở đây là Văn bản thoả thuận/Văn bản khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm.

Bước 2: Cử một người đại diện theo uỷ quyền (trong trường hợp tất cả người thừa kế đều hưởng di sản) hoặc người được các đồng thừa kế khác tặng cho số tiền thuộc phần di sản của mình trong sổ tiết kiệm (thể hiện trong Văn bản thảo thuận phân chia di sản thừa kế) đến ngân hàng, xuất trình các giấy tờ để rút tiền trong sổ tiết kiệm của người chết.

Ở bước này, người thừa kế thực hiện theo hướng dẫn của từng ngân hàng.

Xem thêm...

Trên đây là phân tích về việc hưởng thừa kế sổ tiết kiệm của người chết thế nào? Thực tế, với mỗi ngân hàng, thủ tục nhận thừa kế sẽ có một số quy định khác. Để được tư vấn cụ thể trường hợp của mình, độc giả có thể liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Gửi tiền trong ngân hàng có rủi ro gì không?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.