Hợp đồng nguyên tắc là gì? 5 điều cần biết về loại hợp đồng này

Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng thường được sử dụng trong giao dịch giữa các bên. Vậy hợp đồng nguyên tắc là gì? Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể về loại hợp đồng này.

1. Hợp đồng nguyên tắc là gì?

1.1 Khái niệm hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng mang tính chất định hướng, là sự thoả thuận của các bên về việc mua bán hàng hoá hoặc cung ứng bất kỳ loại dịch vụ nào.

Loại hợp đồng này thường được các bên sử dụng trong bước đầu tiên tìm hiểu về nhu cầu, khả năng của nhau và thống nhất một số nội dung về việc hợp tác.

Do đó, hiểu đơn giản, hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng cơ bản, hợp đồng “khung ban đầu” trước khi các bên thực hiện ký hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau này.

Hiện nay, tuỳ vào thoả thuận của các bên, hợp đồng nguyên tắc còn có thể được các bên gọi bằng các tên gọi khác nhau và sử dụng trong bất cứ lĩnh vực nào như dân sự, thương mại, doanh nghiệp... Có thể kể đến một số cái tên hợp đồng: Thoả thuận nguyên tắc, hợp đồng nguyên tắc cơ bản, hợp đồng nguyên tắc đại lý…

Hợp đồng nguyên tắc là gì
Hợp đồng nguyên tắc là gì? (Ảnh minh hoạ)

1.2 Hợp đồng nguyên tắc tiếng anh là gì?

Hợp đồng nguyên tắc trong tiếng Anh được gọi là Contract Principles. Trong đó, các loại hợp đồng nguyên tắc trong tiếng Anh có thể kể đến:

- Hợp đồng mua bán hàng hoá: Commodity trading contracts;

- Hợp đồng khung: Contract template;

- Hợp đồng nguyên tắc dịch vụ tư vấn: Contract consulting service principles;

- Hợp đồng nguyên tắc song ngữ: Bilingual principle contract…

2. Trường hợp nào nên ký hợp đồng nguyên tắc?

Do hợp đồng nguyên tắc thường chỉ được sử dụng như hợp đồng khung ban đầu trước khi các bên tiến tới bước ký hợp đồng mua bán hoặc cung ứng dịch vụ bất kỳ nên một số trường hợp sử dụng hợp đồng nguyên tắc gồm:

- Giao dịch về việc mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ chưa được hoàn thiện, các bên chưa thoả thuận được về tất cả các điều khoản chi tiết mà mới chỉ mô tả chung, cam kết về điều kiện của giao dịch.

- Các nội dung trong hợp đồng giữa các bên được quy định trong nhiều loại hợp đồng khác nhau nhưng nội dung lại tương đồng nhau. Khi đó, các bên sẽ sử dụng hợp đồng nguyên tắc như hợp đồng khung để căn cứ vào đó tạo thành các loại hợp đồng đơn lẻ khác theo từng loại hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định…

3. Top 3 mẫu hợp đồng nguyên tắc thông dụng hiện nay

3.1 Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: ………..

– Căn cứ vào Luật Thương mại Việt nam;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của cả hai Bên.

Hôm nay, ngày….. tháng ….. năm……, tại …………………, chúng tôi gồm:

Bên bán: CÔNG TY ……………………………… ………………………………

Địa chỉ: ……………………………… …………………………………..

Mã số thuế: …………………… ……………………………..

Điện thoại:…………………….. Fax: …………………………………….

Tài khoản ngân hàng: ………………………… ……………………………

Đại diện: ………………………… ………………………………………………….

Chức vụ: ………………………… ………………………………………………

Bên mua: CÔNG TY………………… …………………………..

Địa chỉ: ……………………………… ……………………………

Mã số thuế: ………………………… ………………………………

Điện thoại:…………………………. Fax: …………………………….

Tài khoản ngân hàng: ……………………… ……………………….

Đại diện: ……………………………… ………………………………..

Chức vụ: ……………………………… ……………………………….

Hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa với các điều khoản sau:

1. Các điều khoản chung:

Hai Bên cùng có quan hệ mua bán với nhau theo quan hệ Bạn hàng trên cơ sở hai Bên cùng có lợi.

Trong khuôn khổ Hợp đồng này, hai Bên sẽ ký tiếp các Hợp đồng mua bán hoặc Đơn đặt hàng (Bằng văn bản, điện thoại và thư điện tử) đối với từng lô hàng cụ thể.

Chi tiết hàng hóa, số lượng, giá cả, giao hàng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác (nếu có) sẽ được chỉ rõ trong các Hợp đồng mua bán, Đơn đặt hàng tương ứng.

Thứ tự ưu tiên thực hiện là các bản sửa đổi bổ sung của Hợp đồng mua bán – Hợp đồng mua bán – Hợp đồng nguyên tắc.

Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được qui định trong Hợp đồng này.

2. Hàng hóa

Hàng hóa do bên Bán cung cấp đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng và các thông số kỹ thuật của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất.

Chi tiết về hàng hóa sẽ được các Bên chỉ rõ trong các Hợp đồng mua bán trong khuôn khổ của Hợp đồng này.

3. Giao nhận hàng hóa

Số lượng hàng hóa, địa điểm giao nhận, chi phí vận chuyển được qui định cụ thể trong các Hợp đồng mua bán hoặc đơn đặt hàng.

Hàng hóa có thể giao một lần hay nhiều lần tùy theo hai Bên thỏa thuận. Bằng chứng giao hàng gồm có:

Hóa đơn bán hàng hợp lệ

Biên bản giao nhận: ghi rõ số lượng hàng, số hóa đơn bán hàng, số kg/số kiện.

4. Giá cả và phương thức thanh toán

Các doanh nghiệp là bạn hàng của bên Bán sẽ được hưởng chế độ mua theo giá thống nhất với mọi bạn hàng theo chính sách giá của Công ty …………………………….

Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán được qui định cụ thể trong từng Hợp đồng mua bán.

Đơn giá, tổng trị giá hàng hóa, thuế VAT, sẽ được ghi cụ thể trong Hợp đồng mua bán được ký kết bởi hai Bên.

Thanh toán bằng tiền VND, tỷ giá thanh toán là tỷ giá trung bình cộng giữa tỷ giá bán ra của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và tỷ giá bán ra của thị trường tự do công bố tại thời điểm thanh toán.

Nếu bên Bán cấp cho bên Mua một hạn mức tín dụng, hai bên sẽ ký tiếp một Thỏa thuận tín dụng, Thỏa thuận tín dụng cũng nằm trong khuôn khổ của Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa.

Trong trường hợp này, thời hạn hạn thanh toán được thực hiện căn cứ vào Thỏa thuận tín dụng đã ký kết.

Nếu bên Mua sử dụng quá hạn mức tín dụng trong thỏa thuận, bên Bán có quyền từ chối cung cấp hàng cho đến khi Bên mua thực hiện việc thanh toán theo Thỏa thuận tín dụng đó.

5. Trách nhiệm của các Bên

5.1 Bên bán:

Định kỳ cung cấp cho Bên mua các thông tin về sản phẩm như: Danh mục và Catalogue sản phẩm hiện có, giá cả sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng…vv.

Đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng chủng loại, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất.

Đào tạo, giới thiệu sản phẩm mới (nếu có).

Tư vấn cho Bên mua về sản phẩm và dịch vụ của Nhà cung cấp/Nhà sản xuất.

Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng nguyên tắc.

Hỗ trợ Bên mua trong công tác tìm hiểu và xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm...

5.2 Bên mua:

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật Việt nam về quản lý và lưu thông hàng hóa. Bên bán không chịu trách nhiệm về các vi phạm pháp luật này của bên mua.

Đảm bảo thanh toán đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng nguyên tắc này cũng như trong Thỏa thuận tín dụng.

Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng.

6. Cung cấp và trao đổi thông tin giữa hai Bên

6.1 Để lập hồ sơ Bạn hàng, hai bên cung cấp cho nhau các thông tin sau:

- Địa chỉ giao dịch chính thức

- Tên doanh nghiệp

- Vốn

- Tên tài khoản, Số tài khoản, Tên ngân hàng

- Giấy phép đăng ký kinh doanh

- Quyết định thành lập doanh nghiệp

Người được cử là Đại diện giao dịch trực tiếp của hai Bên (họ tên, chức vụ, chữ ký) và Bên mua cung cấp thêm cho Bên bán các giấy tờ công chứng sau:

- Quyết định ủy quyền ký thay Giám đốc và hoặc Kế toán trưởng (nếu có);

- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng và giám đốc.

6.2 Hai bên thống nhất trao đổi thông tin thông qua các Đại diện liên lạc.

Trong trường hợp nhân viên được ủy quyền giao dịch được ghi trên không được quyền tiếp tục đại diện trong việc giao dịch với Bên kia, hai bên cần có thông báo kịp thời, chính thức bằng văn bản/email/fax, gửi người đại diện liên lạc bên kia ngay lập tức và phải được đại diện liên lạc Bên kia xác nhận đã nhận được thông báo đó,

Nếu không, Bên gây thiệt hại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi hoàn chi phí thiệt hại cho Bên kia do việc chậm thông báo trên gây ra.

6.3 Trong trường hợp có sự thay đổi về những thông tin liên quan đến quá trình giao dịch giữa hai Bên như: thay đổi trụ sở làm việc, thay đổi mã số thuế, thay đổi tài khoản… hai Bên phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho nhau trước khi phát sinh việc mua bán mới.

7. Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ Hợp đồng trước thời hạn

Bên bán có quyền dừng giao hàng khi Bên mua đã sử dụng hết hạn mức tín dụng hoặc Bên mua chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ quá hạn được ký kết trong Thỏa thuận tín dụng giữa hai Bên.

Trong trường hợp này, Bên mua có trách nhiệm thanh toán ngay theo quy định và chỉ khi Bên bán xác nhận việc thanh toán trên thì Hợp đồng mới được tiếp tục thực hiện.

Nếu Bên nào muốn chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo trước cho Bên kia và hai Bên phải có xác nhận bằng văn bản, đồng thời hai bên tiến hành quyết toán hàng hóa và công nợ.

Biên bản thanh lý Hợp đồng có xác nhận bởi cấp có thẩm quyền của các Bên mới là văn bản chính thức cho phép Hợp đồng này được chấm dứt.

Nếu Bên nào đơn phương hủy bỏ Hợp đồng nguyên tắc làm thiệt hại đến quyền lợi kinh tế của Bên kia thì bên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia.

8. Cam kết chung

Không Bên nào được sử dụng một tên gọi nào đó mà có thể bao hàm rằng trụ sở chính của Bên kia là trụ sở của mình.

Bên Mua là Bạn hàng của Bên Bán và không Bên nào được thay mặt hay mang danh nghĩa của Bên kia giao dịch với khách hàng.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, hai Bên cố gắng cùng nhau bàn bạc các biện pháp giải quyết trên tinh thần hòa giải, có thiện chí và hợp tác. Nếu vẫn không thống nhất cách giải quyết thì hai Bên sẽ đưa vụ việc ra Tòa án Kinh tế, toàn bộ chi phí xét xử do Bên thua chịu.

Hai Bên cam kết thực hiện đúng những điều ghi trên Hợp đồng này.

Nếu một trong hai Bên cố ý vi phạm các điều khoản của Hợp đồng này sẽ phải chịu trách nhiệm tài sản về các hành vi vi phạm đó.

Quyết định của Tòa án sẽ mang tính chung thẩm và có giá trị ràng buộc các Bên thi hành.

Trong thời gian Tòa án thụ lý và chưa đưa ra phán quyết, các Bên vẫn phải tiếp tục thi hành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo qui định của Hợp đồng này.

9. Hiệu lực của Hợp đồng

Hợp đồng này chỉ chính thức hết hiệu lực khi hai Bên đã quyết toán xong toàn bộ hàng hóa và công nợ

Hợp đồng nguyên tắc này có giá trị 12 tháng kể từ ngày ký kết. Hết thời hạn trên, nếu hai Bên không có ý kiến gì thì Hợp đồng được tự động kéo dài 12 tháng tiếp theo và tối đa không quá 2 năm.

Văn bản được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.

Các Hợp đồng bán hàng, Thỏa thuận tín dụng cũng như các sửa đổi, bổ sung được coi như các phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng này.

BÊN BÁN                                                                BÊN MUA

3.2 Mẫu hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ

Tuỳ vào từng đối tượng của hợp đồng để quyết định tên hợp đồng nguyên tắc cụ thể
Tuỳ vào từng đối tượng của hợp đồng để quyết định tên hợp đồng nguyên tắc cụ thể (Ảnh minh hoạ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC CUNG CẤP DỊCH VỤ

Số: ………../......./HĐNT/A-B

  • Căn cứ vào Luật thương mại Việt Nam;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của cả hai Bên.

Hôm nay, ngày… tháng… năm……, tại …………………, chúng tôi gồm:

BÊN A:  CÔNG TY ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………….

Mã số thuế:……………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………………………………………………….

Tài khoản ngân hàng:…………………………………………………………………………….

Ngân hàng: ………………………….. chi nhánh……………………………………………

Đại diện:……………………………………………………………………………………………..

Chức vụ:………………………………………………………………………

BÊN B: CÔNG TY ………………………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………..

Mã số thuế:………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………….

Tài khoản ngân hàng:…………………………………………………………………

Ngân hàng: ……………………….. chi nhánh………………………………………………………..

Đại diện:…………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ:…………………………………………………………………………….

Hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc dịch vụ tư vấn với các điều khoản sau:

Điều 1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Theo quy định tại Hợp đồng này, Bên A lựa chọn Bên B cung cấp dịch vụ tư vấn bao gồm tư vấn pháp luật lao động, dân sự, hành chính, kinh tế, tranh tụng, tố tụng,…trên cơ sở hợp tác lâu dài, thường xuyên.

Trong từng trường hợp, theo yêu cầu của Bên A, hai bên sẽ ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn hoặc thoả thuận riêng. Phí dịch vụ sẽ được xác định theo từng hợp đồng, thoả thuận riêng nói trên.

Điều 2. CÁCH THỨC TƯ VẤN

2.1. Công việc cần thực hiện:

  • Cung cấp và cập nhật văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của bên A và theo yêu cầu của Bên A;
  • Cung cấp và cập nhật các quy định của pháp luật cần lưu ý khi Bên A gặp phải theo yêu cầu của Bên A.
  • Cung cấp và cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ của Bên A.
  • Cung cấp ý kiến chính thức về tính hợp pháp của các hồ sơ, tài liệu và các giao dịch theo yêu cầu của Bên A.

Nội dung dịch vụ tư vấn quy định tại Điều này không bao gồm các công việc đại diện hoặc tham gia cùng đàm phán với các đối tác của Bên A.

2.2. Thời hạn thực hiện hợp đồng

  • Thời hạn thực hiện hợp đồng nguyên tắc dịch vụ tư vấn là … tháng (sau đây gọi là “thời hạn hợp đồng”).
  • Thời hạn hợp đồng sẽ mặc nhiên được gia hạn sau khi hết hạn trừ một Bên gửi ý kiến bằng văn bản cho Bên kia về việc không gia hạn thời hạn hợp đồng trong thời hạn 15 ngày trước ngày hợp đồng hết hiệu lực.

Điều 3. CHI PHÍ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

3.1. Phí dịch vụ tư vấn:

  • Tổng thời gian Bên B cung cấp dịch vụ tư vấn cho Bên A là: … giờ/tháng (…giờ/tháng).
  • Trong trường hợp vượt quá thời gian … giờ/tháng, mức thu thêm cho mỗi giờ cung cấp dịch vụ tư vấn là … VNĐ/giờ  (… VNĐ/giờ).
  • Thời gian cung cấp dịch vụ tư vấn là toàn bộ thời gian thực tế Bên B sử dụng để cung cấp dịch vụ tư vấn cho Bên A, bao gồm: thời gian chuẩn bị, cập nhật và cung cấp văn bản quy phạm pháp luật; thời gian nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, giao dịch để đưa ra ý kiến pháp lý chính thức; thời gian nghiên cứu để chuẩn hóa hồ sơ, tài liệu, hợp đồng; thời gian soạn thảo hợp đồng và cung cấp ý kiến pháp lý chính thức về các nội dung yêu cầu tư vấn khác.
  • Mức phí trên chỉ bao gồm phí tư vấn cho những nội dung quy định tại Điều 1 của hợp đồng, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo quy định của pháp luật.
  • Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu Bên A có phát sinh các quan hệ, vụ việc cần tư vấn (ví dụ: Tranh tụng, lập dự án, tham gia đàm phán.v.v.v) mà không nằm trong nội dung tư vấn quy định tại Điều 1 của hợp đồng thì tùy vào từng vụ việc cụ thể, Bên A phải trả cho Bên B mức phí tương ứng do các bên thoả thuận tại thời điểm phát sinh.

3.2. Phương thức thanh toán

Bên A sẽ thanh toán cho Bên B trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản phí dịch vụ tư vấn hàng tháng là … VNĐ (bằng chữ: …)  chậm nhất là ngày 05 hàng tháng.

Mọi khoản phí dịch vụ tư vấn áp dụng đối thời gian vượt quá …giờ quy định tại khoản 3.1. Điều 3 của hợp đồng sẽ được Bên A thanh toán cho Bên B chậm nhất là ngày 05 của tháng tiếp theo theo yêu cầu bằng văn bản của Bên B.

Điều 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

  • Được cung cấp đầy đủ và kịp thời dịch vụ tư vấn liên quan đến các công việc được thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng;
  • Được nhận đầy đủ các giấy tờ, tài liệu và bằng chứng pháp lý liên quan đến công việc thuê tư vấn;
  • Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các giấy tờ, thông tin và/hoặc các bằng chứng pháp lý khác phù hợp và đáp ứng yêu cầu của pháp luật liên quan đến công việc thuê tư vấn theo yêu cầu của Bên B;
  • Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực về những giấy tờ, tài liệu, thông tin cung cấp cho Bên B;
  • Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn phí dịch vụ tư vấn như đã thỏa thuận tại Điều 3 của hợp đồng;

Điều 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

  • Cung cấp đầy đủ và đúng hạn các dịch vụ tư vấn đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Thường xuyên báo cáo kết quả và tiến độ thực hiện hợp đồng cho Bên A;
  • Giữ bí mật đối với các hồ sơ, tài liệu, tin tức liên quan đến nội dung tư vấn;
  • Được Bên A cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin và/hoặc các bằng chứng pháp lý khác cần thiết cho công việc tư vấn;
  • Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của những giấy tờ, tài liệu, thông tin cung cấp cho Bên A;
  • Thông báo chi tiết bằng văn bản cho Bên A về tổng số giờ cung cấp dịch vụ tư vấn thực tế chậm nhất là ngày 02 hàng tháng;
  • Được Bên A thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn phí dịch vụ tư vấn như đã thỏa thuận tại Điều 3 của hợp đồng.

Điều 6. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ PHẠT VI PHẠM

  • Trong trường hợp mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà bên kia phải gánh chịu do việc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp xảy ra.
  • Mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này còn phải chịu một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng với số tiền … VNĐ

Điều 7. SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

  • Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ.
  • Các sự kiện bất khả kháng sẽ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 8. BẢO MẬT

  • Các Bên có trách nhiệm phải giữ kín tất cả những thông tin liên quan tới Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, thông tin khách hàng mà mình nhận được từ phía Bên kia trong suốt thời hạn của Hợp đồng.
  • Mỗi Bên không được tiết lộ cho bất cứ Bên thứ ba nào bất kỳ thông tin nói trên trừ trường hợp được chấp thuận bằng văn bản của Bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
  • Mỗi Bên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng không một nhân viên nào hay bất cứ ai thuộc sự quản lý của mình vi phạm điều khoản này.
  • Điều khoản này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi Hợp đồng này hết hiệu lực và hai bên không còn hợp tác.

Điều 9. SỬA ĐỔI, TẠM NGỪNG, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

9.1. Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng nguyên tắc dịch vụ tư vấn này sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản của các Bên.

9.2. Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng trong các trường hợp sau:

  • Các bên thỏa thuận tạm ngừng thực hiện hợp đồng
  • Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

9.3. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, một trong hai Bên có thể chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm Hợp đồng bồi thường theo luật định trong những trường hợp sau:
  • Nếu một Bên vi phạm một trong các điều khoản của hợp đồng, nhưng không sửa chữa lỗi trong vòng 15 ngày từ ngày nhận được thông báo về vi phạm bằng văn bản của Bên kia.
  • Nếu Bên B chuyển giao việc thực hiện hợp đồng này cho một bên thứ 3 mà không được sự đồng ý bằng văn bản của Bên A.
  • Vi phạm pháp luật của một Bên dẫn đến việc không thể thực hiện được hợp đồng.
  • Chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng: Không bên nào phải chịu trách nhiệm cho việc trì hoãn hay thực hiện không đúng hợp đồng trong các trường hợp bất khả kháng như hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, hay có sự thay đổi của pháp luật.
  • Nếu một trong hai Bên gặp phải những trường hợp trên thì phải nhanh chóng thông báo với Bên còn lại về trường hợp bất khả kháng đó và việc các hậu quả có thể kéo theo trong việc thực hiện hợp đồng.
  • Nếu điều kiện bất lợi đó tiếp tục xảy ra trong vòng 30 ngày, cả hai Bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng bằng việc đưa ra thông báo bằng văn bản cho Bên kia.
  • Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;
  • Các Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn;
  • Một trong các Bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do hai Bên thoả thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;
  • Thanh lý Hợp đồng: Khi có nhu cầu thanh lý Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí. Sau khi hai Bên hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký kết Biên bản thanh lý Hợp đồng.

Điều 10. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

  • Mọi tranh chấp phát sinh giữa hai bên liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bao gồm cả thời hạn và phương thức thanh toán của hợp đồng sẽ được giải quyết trước hết dựa trên thương lượng và hoà giải giữa hai Bên.
  • Nếu không thương lượng được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Chi phí sẽ do bên thua kiện trả, trừ phi có sự thỏa thuận của hai Bên.

Điều 11. CÁC ĐIỀU KHOẢN, NGUYÊN TẮC CHUNG

  • Hai Bên tham gia ký kết Hợp đồng này trên cơ sở quan hệ bạn hàng, bình đẳng và cùng có lợi theo đúng các quy định của pháp luật.
  • Các nội dung trong bản hợp đồng nguyên tắc này chỉ được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của hai bên và được thống nhất bằng văn bản. Văn bản thay đổi nội dung hợp đồng nguyên tắc này được xem là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.
  • Các nội dung hợp tác, mua bán hàng hóa cụ thể theo từng thời điểm sẽ được cụ thể hóa trong các bản Hợp đồng mua bán cụ thể.
  • Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được quy định trong Hợp đồng này.

Điều 12. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

  • Hợp đồng nguyên tắc dịch vụ tư vấn này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày …/…/….
  • Trong vòng một (01) tháng trước khi thời hạn Hợp đồng kết thúc, nếu hai bên trong hợp đồng không có ý kiến gì thì hợp đồng này được tự động gia hạn 12 (Mười hai) tháng tiếp theo và chỉ được gia hạn 01 lần.
  • Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.

BÊN A                                                           BÊN B

3.3 Mẫu hợp đồng nguyên tắc hợp tác kinh doanh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …/HĐHTKD

Căn cứ Bộ luật Dân sự;

Căn cứ Luật Thương mại;

Căn cứ vào tình hình thực tế của Hai bên;

Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các Bên;

Hôm nay, ngày…. tháng ….. năm, chúng tôi gồm:

Bên A: 

Địa chỉ: ………………………………………..

Đại diện:Ông ……………………..   Chức vụ: ………………….

Điện thoại: ………………………………..

Số tài khoản:  ……………………………   tại: ……………………

Bên B:

Địa chỉ: ………………………………………..

Đại diện:Ông ……………………..   Chức vụ: ………………….

Điện thoại: ………………………………..

Số tài khoản:  ……………………………   tại: ……………………

Cùng thỏa thuận ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

1.1 Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh

1.2 Phạm vi hợp tác kinh doanh

Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận

1.2.1 Phạm vi Hợp tác của Bên A

Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh

1.2.2 Phạm vi Hợp tác của Bên B

Bên B chịu trách nhiêm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:

- Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

- Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;

- Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng

2.1 Thời hạn của hợp đồng : là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …;

2.2 Gia hạn hợp đồng:  Hết thời hạn trên hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới tùy vào điều kiện kinh doanh của Hai bên;

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1 Góp vốn

Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

Bên B góp vốn bằng: Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

3.2 Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1 Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng ….. % trên lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;

3.2.2 Thời điểm chia lợi nhuận: Ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm riêng năm 2018 năm tài chính được hiểu từ thời điểm hợp đồng này có hiệu lực đến ngày 31/12/2018;

3.2.3 Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau giải thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp như quy định tải Khoản 3.1 Điều 3 của luật này để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh daonh

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

4.1 Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4.2 Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

5.1 Thành viên ban điều hành: Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người trong đó Bên A sẽ …. , Bên B sẽ cử …. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:

- Đại diện của Bên A là: Ông …….. –

-Đại diện của Bên B là:  Ông  …………

-Ông: …………………….

5.2 Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;

Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;

5.3 Trụ sở ban điều hành đặt tại:    …………………………………………………

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1 Quyền của Bên A …………………………………………………………………

- Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;

6.2 Nghĩa vụ của Bên A ………………………………………………………………

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1 Quyền của Bên B …………………………………………………………………

- Được phân chia …% lợi nhận sau thuế

7.2 Nghĩa vụ của Bên B ………………………………………………………………………

Điều 8.  Điều khoản chung          

8.1 Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

8.2 Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

8.3 Trong quá trình  thực hiện hợp đồng nếu bên nào  có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.4 Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

8.5 Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;

8.6 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

9.1 Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.

9.2 Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đại diện bên A

Đại diện bên B

4. Phân biệt hợp đồng nguyên tắc với hợp đồng kinh tế

Về cơ bản, hai loại hợp đồng này có nhiều điểm tương đồng do đó, hiện có khá nhiều người đang nhầm lẫn hợp đồng nguyên tắc với hợp đồng kinh tế. Dưới đây là các tiêu chí dùng để phân biệt hai loại hợp đồng này.

Tiêu chí

Hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng kinh tế

Tên gọi

Hợp đồng nguyên tắc có nhiều tên gọi khác nhau. Trong đó, có thể kể đến:

Thỏa thuận nguyên tắc.

HĐ nguyên tắc bán hàng.

HĐ nguyên tắc đại lí.

Hợp đồng kinh tế là tên gọi chung cho các loại hợp đồng liên quan đến kinh tế như:

HĐ vay vốn.

HĐ mua bán hàng hóa.

HĐ ủy quyền.

HĐ mua bán nhà….

Bản chất

Chỉ mang tính định hướng, làm tiền đề, cơ sở để chính thức ký kết các hợp đồng kinh tế hoặc bổ sung phụ lục cho hợp đồng nguyên tắc

Mang tính bắt buộc bởi các điều khoản quy định rõ ràng, bắt buộc các bên phải thực hiện theo thoả thuận đó.

Có thể bao gồm cả điều khoản về việc phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại.

Khả năng giải quyết tranh chấp

Do hợp đồng nguyên tắc chỉ thể hiện những vấn đề chung nhất, làm cơ sở, tiền để để các bên thực hiện các hợp đồng khác nên khi phát sinh tranh chấp, rất khó để giải quyết theo đúng quyền, nghĩa vụ của các bên.

Trong hợp đồng thường quy định cụ thể, rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các bên cùng các điều khoản về phạt vi phạm/bồi thường thiệt hại nên khi phát sinh tranh chấp sẽ dễ dàng giải quyết hơn.

Thời gian ký kết

Theo thời gian nếu có sửa đổi thì hai bên tiến hành kí phụ lục. Hợp đồng có giá trị theo thời gian nên không căn cứ vào số lượng đơn hàng, thương vụ phát sinh.

- Do là hợp đồng có tính cơ sở nên qua các năm nếu có sự thay đổi, các bên sẽ ký phụ lục.

- Không phụ thuộc vào đơn hàng hay số lượng hàng hoá thay đổi theo thời gian để ký kết hợp đồng mới.

- Khi các bên chấm dứt hoặc huỷ bỏ hợp đồng thì nếu vẫn hợp tác thì sẽ ký hợp đồng mới.

- Khi phát sinh các nhu cầu về mua bán khác hoặc thay đổi thoả thuận về nội dung, thời hạn… thì cũng sẽ ký mới hoặc làm phụ lục tuỳ vào thoả thuận của các bên.

Bên cạnh các tiêu chí để phân biệt hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế, do hai loại hợp đồng này có nhiều điểm tương đồng nên mọi người thường hay nhầm lẫn với nhau. Vậy sự giống nhau giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng nguyên tắc là gì?

Có thể kể đến một số đặc điểm giống nhau như sau:

Thứ nhất: Cả hai đều là hợp đồng nên có đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng là do các bên thoả thuận về quyền, nghĩa vụ, nội dung công việc… dựa vào các nguyên tắc cơ bản của dân sự như tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ pháp luật…;

Thứ hai: Cả hai loại hợp đồng thường được lập thành văn bản, có đầy đủ chữ ký và đóng dấu của các bên…

Thắc mắc thường gặp về hợp đồng nguyên tắc là gì
Thắc mắc thường gặp về hợp đồng nguyên tắc là gì? (Ảnh minh hoạ)

5. Câu hỏi thường gặp về mẫu hợp đồng nguyên tắc

5.1 Những nội dung nào cần có trong hợp đồng nguyên tắc?

Cũng giống như một loại hợp đồng thông thường, căn cứ vào Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015, các nội dung thường có trong hợp đồng nguyên tắc gồm:

- Các bên tham gia giao kết hợp đồng nguyên tắc và các bên có quyền, nghĩa vụ liên quan được đề cập đến trong thoả thuận giao dịch này.

- Đối tượng của hợp đồng gồm các vấn đề: Số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán cho việc mua bán, đặt cọc… đối tượng đó (nếu có).

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.

- Trách nhiệm của các bên cùng quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng nguyên tắc.

Lưu ý: Hợp đồng nguyên tắc mặc dù chỉ mang tính chất định hướng nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố của hợp đồng nói chung về nội dung và hình thức, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức, không vô hiệu và cũng ràng buộc trách nhiệm giữa các bên đã ký kết hợp đồng với nhau.

Tuy nhiên, các đối tượng trong hợp đồng nguyên tắc thường khi thoả thuận chỉ nêu chung, không nêu cụ thể là hàng hoá hay dịch vụ nào bởi sau này, khi đã xác định được loại hàng hoá, dịch vụ thì các bên sẽ ký kết hợp đồng kinh tế riêng hoặc ký phụ lục hợp đồng nguyên tắc.

5.2 Hợp đồng nguyên tắc có thời hạn bao lâu?

Do hợp đồng nói chung và hợp đồng nguyên tắc nói riêng được xây dựng dựa trên sự thoả thuận của các bên. Một trong những nội dung mà các bên cần thoả thuận là về thời hạn áp dụng và thời hạn có hiệu lực của hợp đồng nguyên tắc.

Bởi vậy, thời hạn của hợp đồng nguyên tắc được xác định là theo thoả thuận của các bên. Nếu không có thời hạn cố định thì thường các bên sẽ xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng nguyên tắc là từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày hợp đồng chấm dứt do công việc hoàn thành hoặc khi hai bên thoả thuận chấm dứt, thanh lý hợp đồng hoặc theo quy định của Toà án.

Thông thường, các hợp đồng nguyên tắc sẽ giới hạn thời hạn có hiệu lực từ 01 - 05 năm. Khi ký hợp đồng, các bên sẽ thoả thuận thiệu lực của hợp đồng nguyên tắc nhằm thuận tiện cho việc quyết toán công việc và đối chiếu công nợ.

5.3 Có được giao kết hợp đồng nguyên tắc qua email không?

Email là từ ngữ thường được sử dụng cho hình thức trao đổi thông tin trên môi trường mạng, thông qua một địa chỉ Email cố định của máy tính có kết nối với mạng internet, hay còn gọi là thư điện tử hoặc hộp thư điện tử.

Hiện, trao đổi công việc, thông tin qua Email đang dần trở thành một trong những phương thức trao đổi thông tin, công việc phổ biến và thuận tiện nhất.

Về hình thức của hợp đồng, khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hợp đồng được thể hiện bằng một trong ba hình thức: Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể.

Đồng thời, không có quy định cấm không được giao kết hợp đồng thông qua môi trường mạng mà tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự này nêu rõ, hợp đồng được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

Do đó, các bên hoàn toàn có thể giao kết hợp đồng nguyên tắc thông qua Email. Và việc giao kết hợp đồng nguyên tắc thông qua Email được xem là hợp đồng bằng văn bản. Khi đó, hợp đồng nguyên tắc sẽ có đầy đủ giá trị pháp lý như một loại hợp đồng bằng văn bản thông thường được giao kết trực tiếp với nhau.

5.4. Hợp đồng nguyên tắc có thể thay thế hợp đồng tương tự không?

Hợp đồng tương tự hay là hợp đồng cung cấp hàng hoá tương tự, đây là loại hợp đồng mà trong đó, hàng hoá được cung cấp tương tự với hàng hoá của gói thầu đang xét và đã hoàn thành theo hướng dẫn tại ghi chú 9 mẫu số 2A mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT.

Theo đó, hợp đồng tương tự có thể hiểu là:

- Là hàng hoá trong hợp đồng phải có cùng mã Chương, mã Nhóm tương ứng với 04 số đầu tiên của bộ mã trong hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá hay còn gọi là mã HS.

Ví dụ: Hàng hóa thuộc gói thầu là máy tính xách tay có mã HS là 84.71.30.20 thì các hàng hóa tương tự về chủng loại là hàng hóa có mã HS là 84.71.xx.xx.

- Nếu hàng hoá thuộc gói thầu chưa được công bố mã HS thì phải kê khai các hợp đồng cung cấp hàng hoá có cùng chủng loại, tính chất với hàng hoá thuộc gói thầu.

- Quy mô: Giá trị của hợp đồng tương tự thường khoảng 70% giá trị của gói thầu đang xét căn cứ vào giá trị hoàn thành, được nghiệm thu của hợp đồng đó.

Do đó, về bản chất hợp đồng tương tự là hợp đồng được yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhằm chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trong quá trình dự thầu. Và không có quy định nào về việc có thể thay thế hợp đồng nguyên tắc thành hợp đồng tương tự.

Trên đây là giải đáp chi tiết về hợp đồng nguyên tắc là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ủy quyền bằng lời nói có được không? Điều kiện có hiệu lực là gì?

Ủy quyền bằng lời nói có được không? Điều kiện có hiệu lực là gì?

Ủy quyền bằng lời nói có được không? Điều kiện có hiệu lực là gì?

Thông thường, khi thực hiện bất cứ một giao dịch nào, các bên sẽ lựa chọn việc ký kết hợp đồng để đảm bảo “giấy trắng mực đen” và một trong số đó là hợp đồng uỷ quyền. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, vậy nếu uỷ quyền bằng lời nói có được không?