Hợp đồng công chứng chỉ điểm chỉ thì có hiệu lực không?
Hiện nay, nhiều giao dịch được người dân lựa chọn thực hiện công chứng thay cho chỉ giao kết giữa hai bên như trước đây. Tuy nhiên, nếu hợp đồng đó chỉ có mình điểm chỉ thì có hiệu lực pháp luật không?
Khi nào hợp đồng công chứng có hiệu lực pháp luật?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng năm 2014, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được Công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Trong đó:
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành với các bên liên quan;
- Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đặc biệt, hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện được nêu trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh trừ trường hợp bị Tòa án tuyên vô hiệu.
Như vậy, có thể thấy, hợp đồng công chứng có hiệu lực kể từ thời điểm được Công chứng viên ký tên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng).

Hợp đồng công chứng chỉ điểm chỉ thì có hiệu lực không? (Ảnh minh họa)
Hợp đồng công chứng chỉ có điểm chỉ có hiệu lực không?
Về việc ký, điểm chỉ trong hợp đồng công chứng, Điều 48 Luật Công chứng nêu rõ, người yêu cầu công chứng phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt Công chứng viên.
Trong đó, việc điểm chỉ được thực hiện trong 02 trường hợp:
- Thay thế cho việc ký nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký;
- Thực hiện đồng thời với việc ký trong trường hợp công chức di chúc, theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền cho người yêu cầu công chứng.
Như vậy, hợp đồng công chứng chỉ có điểm chỉ sẽ có hiệu lực nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc do không biết ký.
Các trường hợp khác thì người yêu cầu công chứng phải ký hoặc thực hiện đồng thời cả ký và điểm chỉ (03 trường hợp nêu trên).
Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái. Nếu không thể điểm chỉ bằng cả hai ngón trỏ thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Nói tóm lại, hợp đồng công chứng nếu chỉ có mình điểm chỉ thì vẫn có hiệu lực nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch thuộc không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Các trường hợp khác phải ký hoặc thực hiện đồng thời cả ký và điểm chỉ.
Ngoài ra, một số hợp đồng chỉ có chữ ký mà không đóng dấu. Vậy trường hợp đó, hợp đồng có hiệu lực không? Có thể tìm hiểu thêm tại bài viết dưới đây:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Trong tháng 9 hoàn thành chứng thực bản sao điện tử từ bản chính (17/09/2020 08:50)
- Infographic: 6 loại giấy tờ không được chứng thực bản sao từ bản chính (20/08/2020 11:00)
- Chứng thực hợp đồng tặng nhà đất cho con: Hồ sơ và thủ tục (13/08/2020 14:04)
- Hợp đồng công chứng chỉ điểm chỉ thì có hiệu lực không? (30/07/2020 10:00)
- 10 hợp đồng về nhà đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực (16/06/2020 13:03)
- Chứng thực di chúc được thực hiện không quá 2 ngày làm việc (14/06/2020 08:00)
- 18 thủ tục hành chính về chứng thực bị sửa đổi, bổ sung (12/06/2020 10:38)
- Trước 01/7, ban hành mẫu bản sao điện tử được chứng thực (12/06/2020 08:32)
- Phải trả kết quả chứng thực giấy tờ ngay trong ngày làm việc (11/06/2020 10:46)
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân (22/05/2020 08:30)
- Giấy vay tiền viết tay có hợp pháp không? (26/01/2021 09:00)
- Hướng dẫn thực hiện quyền thừa kế nhà đất khi không có Sổ đỏ (26/01/2021 08:00)
- Có con với người đã có gia đình, khai sinh thế nào? (20/01/2021 11:00)
- Án phí ly hôn mới nhất 2021 là bao nhiêu? (18/01/2021 09:00)
- Kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài, bị phạt thế nào? (15/01/2021 19:00)
- Lập di chúc có cần chữ ký của tất cả các con không? (13/01/2021 09:00)
- Chê người khác béo, gầy… bị phạt đến 16 triệu đồng là không đúng? (01/07/2020 16:24)
- Phân biệt nhận thừa kế và nhận tặng cho tài sản chi tiết nhất (01/07/2020 10:00)
- 3 quyền lợi của phụ nữ được đảm bảo khi ly hôn (26/06/2020 14:55)
- Chưa kết hôn, khai sinh cho con có phải xét nghiệm ADN không? (25/06/2020 15:35)
- Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi? (24/06/2020 15:30)