Học sinh gây tai nạn giao thông, nhà trường phải bồi thường?

Học sinh gây tai nạn giao thông hiện là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Câu hỏi đặt ra là, ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này?

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, độ tuổi chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu không đủ thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu

- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì:

+ Nếu còn cha, mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại

+ Nếu gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý thì trường học phải bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, nếu trường học có thể chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường.

Như vậy, nếu học sinh gây tai nạn giao thông khi đang ở trường và việc gây tai nạn là do trường học có lỗi trong quản lý thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về nhà trường.

Các trường hợp còn lại thì sẽ do cha, mẹ hoặc chính người học sinh đó phải bồi thường.

Học sinh gây tai nạn giao thông, trách nhiệm thuộc về ai? (Ảnh minh họa)


Xác định thiệt hại khi học sinh gây tai nạn

Gây tai nạn đồng nghĩa với xâm hại đến sức khỏe thậm chí tính mạng của người khác. Khi đó, nếu gây tai nạn thì phải bồi thường các chi phí sau đây:

Gây thiệt hại về sức khỏe của người bị tai nạn giao thông

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị tai nạn trong thời gian điều trị

- Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị tai nạn phải gánh chịu

Gây thiệt hại về tính mạng của người bị tai nạn giao thông

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt mạng do tai nạn giao thông có nghĩa vụ cấp dưỡng

- Một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị tai nạn

- Các chi phí khi sức khỏe bị thiệt hại

Trên đây là toàn bộ những chi phí và trách nhiệm khi học sinh tham gia giao thông và gây tai nạn cho người khác. Tìm hiểu thêm các quy định về bồi thường thiệt hại tại đây.

Nguyễn Hương

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.