5 loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự

Hiện nay khá nhiều người còn lúng túng, mơ hồ khi thực hiện thủ tục có yếu tố nước ngoài. Trong đó có băn khoăn về các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự.

Nên hiểu hợp pháp hóa lãnh sự thế nào?

Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

Đối với trường hợp ngược lại, những giấy tờ, tài liệu của nước ngoài thì luật pháp có quy định phải thực hiện theo thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.

Theo đó, hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để những giấy tờ, tài liệu này được công nhận và được sử dụng tại Việt Nam.

(Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự).

Ngoài ra, người yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự cần phải lưu ý một số điểm sau đây:

- Các loại giấy tờ, tài liệu được hợp pháp hóa lãnh sự chỉ được chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh mà không gồm nội dung và hình thức của các loại giấy tờ, tài liệu này;

- Có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự mà không cần giấy ủy quyền;

- Có 03 cách nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp, thông qua cơ quan ngoại vụ được ủy quyền hoặc gửi qua đường bưu điện;

- Ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu đó được sử dụng (Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-BNG);

- Phí hợp pháp hóa lãnh sự là: 30.000 đồng/lần trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia hoặc thỏa thuận có quy định khác hoặc được miễn thu phí với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở quan hệ ngoại giao “theo nguyên tắc có đi có lại”. (Thông tư 157/2016/TT-BTC).

giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự

Các loại giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự (Ảnh minh họa)


5 loại giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, 05 loại giấy tờ sau không được hợp pháp hóa lãnh sự:

- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật;

- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau trong chính các loại giấy tờ đó hoặc với các giấy tờ khác trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự;

- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật;

- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc, không được đóng trực tiếp và ký trực tiếp trên giấy tờ, tài liệu. Ngoài ra, các loại chữ ký, con dấu được sao chụp dưới mọi hình thức đều không được coi là con dấu và chữ ký gốc;

- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích, không phù hợp với chủ trương, chính sách hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.

Trên đây là 05 loại giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định mới nhất. Để tìm hiểu thêm các quy định khác về dân sự, mời độc giả theo dõi tại đây.

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?