Giao dịch dân sự với chính mình - Hiểu thế nào cho đúng?

Thực tế có rất nhiều hợp đồng bị tuyên vô hiệu khi vi phạm điều cấm của pháp luật. Một trong số đó là giao dịch dân sự với chính mình. Vậy ta nên hiểu quy định này như thế nào?

1. Giao dịch dân sự với chính mình là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhưng không được:

- Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình.

- Xác lập, giao dịch với bên thứ ba khi mình cũng là người đại diện của người đó.

Theo đó, có thể hiểu, giao dịch dân sự với chính mình là việc cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch (thông qua hình thức hợp đồng, lời nói, pháp lý đơn phương) làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự với bản thân người đó.

Hiểu một cách đơn giản, giao dịch dân sự với chính mình là việc cá nhân, tổ chức giữ hai vai trò trong giao dịch dân sự đó. Ví dụ đơn giản như sau:

Ví dụ: Anh A và chị B là vợ chồng. Hai anh chị muốn thế chấp quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của vợ chồng mình để cho công ty H do anh A làm giám đốc vay vốn. Trong hợp đồng thế chấp, anh A vừa ký với tư cách là chủ sở hữu tài sản thế chấp vừa ký với tư cách là người đại diện cho công ty H. Do đó, hợp đồng thế chấp này là hợp đồng được xác lập bởi chủ thể là anh A - người ký hợp đồng với hai tư cách thì được xác định là đang giao dịch với chính mình.

Giao dịch dân sự với chính mình là gì?
Giao dịch dân sự với chính mình là gì? - Hiểu thế nào cho đúng? (Ảnh minh họa)

2. Hậu quả khi giao dịch dân sự với chính mình

Tùy vào từng trường hợp giao dịch dân sự với chính mình, hậu quả của hành vi đó sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1 Vi phạm điều cấm của luật

Theo quy định, Luật không cho phép giao dịch dân sự với chính mình. Do đó, nếu các bên vẫn giao kết giao dịch dân sự được xác định là giao dịch dân sự với chính thì giao dịch này sẽ vô hiệu do vi phạm Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 về việc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Theo đó, khi giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu, căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch đó không làm thay đổi, phát sinh hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Khi đó, các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nếu không trả được thì quy ra tiền để trả lại tiền.

2.2 Do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

Ngoài trường hợp được xem là giao dịch dân sự vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, khi người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì sẽ có hậu quả là không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người đại diện nêu tại Điều 142 Bộ luật Dân sự năm 2015 ngoại trừ các trường hợp:

  • Người được đại diện đã công nhận giao dịch dân sự đó.
  • Người được đại diện mặc dù biết giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý.
  • Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch với người này không biết/không thể biết được việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch với mình không có quyền đại diện

Theo đó, trong các trường hợp này, người không được quyền đại diện vẫn thực hiện nghĩa vụ với người đã giao dịch với mình trừ trường hợp người đã giao dịch biết/phải biết việc người này không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch với người này.

Đồng thời, nếu người đã giao dịch không biết thì hoàn toàn có quyền đơn phưng chấm dứt hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và được yêu cầu người không có quyền đại diện bồi thường thiệt hại trừ trường hợp mặc dù viết việc này nhưng vẫn giao dịch hoặc người được đại diện đã công nhận giao dịch.

Đặc biệt, trong trường hợp các bên trong giao dịch dân sự khi có người không có quyền đại diện đã cố ý thực hiện, xác lập giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho người được đại diện.

Trên đây là giải đáp chi tiết về giao dịch dân sự với chính mình là gì. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan giao dịch dân sự, độc giả có thể liên hệ 19006192 .

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.