Cách giành quyền nuôi con với bố mẹ chồng khi chồng mất

Khi ly hôn, ngoài tranh chấp tài sản chung thì vợ chồng thường gặp vấn đề khi quyết định ai sẽ là người nuôi con. Đặc biệt, trong một số trường hợp, khi cha hoặc mẹ của đứa trẻ không may qua đời thì liệu người còn lại có giành được quyền nuôi con từ ông bà nội hoặc ông bà ngoại không?


Chồng chết, cha mẹ chồng đòi quyền nuôi con được không?

Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo quy định này, cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.

Khi vợ chồng ly hôn, căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình, cha mẹ có thể thoả thuận người nuôi con hoặc Toà án sẽ giao con cho một trong hai bên nuôi dưỡng, bên còn lại thực hiện cấp dưỡng và được thăm nom con cái mà không bị ai ngăn cấm.

Đồng thời, chỉ khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì sẽ thay đổi người nuôi con. Đặc biệt, khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Về quyền nuôi dưỡng cháu của ông bà nội và ngoại, Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ chăm nom, giáo dục cháu khi cháu không có người nuôi dưỡng (không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện nuôi dưỡng và cũng không có anh, chị, em có đủ điều kiện nuôi dưỡng).

Như vậy, có thể thấy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng con dù là có ly hôn hay không là quyền và nghĩa vụ của cha và mẹ. Nếu chỉ có một người, cha hoặc mẹ mất thì người còn lại có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không tự nuôi dưỡng bản thân.

Ông bà nội hoặc ông bà ngoại chỉ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp:

- Cả cha và mẹ đều không có điều kiện nuôi dưỡng hoặc đều đã chết.

- Người cháu không còn anh, chị, em có đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc.

gianh quyen nuoi con khi chong chet


Làm sao để giành lại quyền nuôi con khi chồng chết?

Điều kiện giành lại quyền nuôi con từ cha mẹ chồng

Như phân tích ở trên, việc nuôi con sau khi ly hôn là quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Do đó, nếu một trong hai bên sau khi ly hôn mà chết thì người còn lại sẽ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Đồng nghĩa, khi chồng chết, người vợ có quyền và nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con trừ trường hợp:

- Người vợ bị hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên: Bị kết án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý; phá tán tài sản của con, có lối sống đồi truỵ...

- Không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

gianh quyen nuoi con khi chong chet

Làm sao để giành lại quyền nuôi con khi chồng chết?

Thời gian gần đây, LuatVietnam nhận được nhiều cuộc gọi thông qua tổng đài 1900.6192 về việc, sau khi ly hôn, con được giao cho người cha chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng không may, người cha qua đời thì thường các cháu sẽ được ông bà nội nuôi dưỡng, chăm sóc. Và khi người mẹ muốn nuôi con thì bị cha mẹ chồng gây khó khăn.

Trong những tình huống như thế, người mẹ cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

Một là: Cần phải phân tích cụ thể các quy định của pháp luật về quyền nuôi dưỡng con khi cha mẹ ly hôn và khi người cha chết. Trong trường hợp này, người mẹ cần nêu được các vấn đề sau:

- Quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái là của cha mẹ. Sau khi ly hôn, một trong hai bên sẽ được nuôi dưỡng con. Khi cha chết đồng nghĩa người này không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con. Do đó, con sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

- Ông bà chỉ có quyền nuôi dưỡng nếu cả cha, mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con hoặc bị Toà án tuyên bố hạn chế quyền nuôi con và anh, chị em cũng không có đủ điều kiện nuôi (nếu có).

Hai là: Trong trường hợp biện pháp thứ nhất không thực hiện được thì người mẹ có thể yêu cầu Toà án thay đổi quyền nuôi con khi chồng chết như sau:

- Chuẩn bị hồ sơ: Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con; quyết định/bản án ly hôn; Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; giấy khai sinh của con; giấy chứng tử của chồng...

- Toà án giải quyết: theo khoản 1 và khoản 2 Điều 35 và điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Toà án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là Toà án nhân dân cấp huyện nơi người con đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Xem chi tiết thủ tục này tại bài viết: Hướng dẫn làm thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Sau khi có quyết định thay đổi quyền nuôi con, người mẹ liên hệ với cha mẹ chồng cũ để đón con về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

Trên đây là quy định về việc giành quyền nuôi con khi chồng chết từ cha mẹ chồng thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được chuyên gia của LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ hướng dẫn chi tiết

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Trường hợp nào thoả thuận tài sản chung vợ chồng bị vô hiệu?

Trường hợp nào thoả thuận tài sản chung vợ chồng bị vô hiệu?

Trường hợp nào thoả thuận tài sản chung vợ chồng bị vô hiệu?

Khi muốn tránh tranh chấp không đáng có ảnh hưởng tình cảm vợ chồng, nhiều người đã lập thoả thuận tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, những thoả thuận này lại bị vô hiệu. Dưới đây là các trường hợp bị vô hiệu của thoả thuận tài sản chung vợ chồng.

Quá hạn thanh toán trả góp sẽ bị xử lý thế nào?

Quá hạn thanh toán trả góp sẽ bị xử lý thế nào?

Quá hạn thanh toán trả góp sẽ bị xử lý thế nào?

Mua trả góp là một trong những hình thức được nhiều người yêu thích khi chưa đủ tài chính nhưng vẫn muốn sở hữu hàng hoá. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, không phải ai cũng có thể thanh toán trả góp một cách đúng hạn. Vậy nếu thanh toán trả góp quá hạn thì người mua sẽ bị xử lý thế nào?