Không đủ khả năng bồi thường thiệt hại, cần phải làm gì?
Khi gây ra thiệt hại thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải bồi thường. Tuy nhiên, nếu không đủ khả năng để thực hiện thì cần phải nhớ rõ 02 cách sau để giảm mức bồi thường.
Đủ 18 tuổi phải tự bồi thường nếu gây ra thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc một người phải bồi thường cho người khác nếu có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó (Điều 584 Bộ luật Dân sự).
Căn cứ quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự, người từ đủ 18 tuổi trở lên phải tự mình bồi thường nếu gây ra thiệt hại. Khi chưa đủ 18 tuổi thì người có trách nhiệm thực hiện thay là cha, mẹ. Tuy nhiên, nếu đã đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ thì lấy tài sản của cha, mẹ.
Ngoài ra, nếu người đó chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức gây ra thiệt hại thì người giám hộ (nếu có) phải dùng tài sản của mình để bồi thường.
Đặc biệt: Nếu người giám hộ chứng minh bản thân không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình mà có thể dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.

Không đủ khả năng, làm sao để giảm mức bồi thường thiệt hại? (Ảnh minh họa)
2 cách cần nhớ khi muốn thay đổi mức bồi thường thiệt hại
Khi có thiệt hại xảy ra thì người gây ra thiệt hại phải bồi thường các loại thiệt hại cụ thể như:
- Về tài sản: Giá trị của tài sản bị mất, bị hủy, bị hư hỏng, bị giảm sút lợi ích gắn liền với tài sản đó…
- Về sức khỏe: Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, giảm sút; Thu nhập thực tế bị mất; Chi phí và thu nhập thực tế của người chăm sóc trong thời gian điều trị…
- Về tính mạng: Chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng…
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bồi thường cũng diễn ra thuận lợi. Trong nhiều trường hợp, người có nghĩa vụ bồi thường không có đủ khả năng thì sẽ được xem xét giảm mức bồi thường:
- Các bên thỏa thuận: Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, nếu các bên thỏa thuận được về việc giảm mức bồi thường thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó;
- Thiệt hại quá lớn với khả năng kinh tế: Trong trường hợp thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây ra thiệt hại thì người này chỉ được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý;
- Khi bên thiệt hại cũng có lỗi: Trong trường hợp bên bị thiệt hại cũng có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường phần thiệt hại do lỗi của người bị thiệt hại gây ra;
- Khi tình hình thực tế không còn phù hợp với mức bồi thường như trượt giá, lạm phát…: Một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi mức bồi thường.
Như vậy, khi không đủ khả năng bồi thường thiệt hại, nếu muốn giảm mức bồi thường thì người gây thiệt hại cần phải nhớ 02 cách sau đây:
- Phải thương lượng được với bên bị thiệt hại về việc giảm mức bồi thường;
- Đề nghị Tòa án thay đổi mức bồi thường nếu thiệt hại quá lớn so với tình hình kinh tế và bản thân không có lỗi hoặc có lỗi do vô ý; do tình hình thực tế không còn phù hợp với mức bồi thường hoặc do bên bị thiệt hại cũng có lỗi...
>> Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Nguyễn Hương
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Chê người khác béo, gầy… bị phạt đến 16 triệu đồng là không đúng? (01/07/2020 16:24)
- Chung cư bị thấm dột, ai phải chịu chi phí sửa chữa? (12/06/2020 15:30)
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường? (27/04/2020 15:32)
- Covid-19 có phải là “sự kiện bất khả kháng” không? (19/02/2020 10:30)
- Mẫu Đơn yêu cầu bảo hiểm bồi thường tai nạn giao thông (21/01/2020 19:00)
- Đã bồi thường thiệt hại có phải đi tù nữa không? (11/01/2020 14:00)
- Từ 01/7/2020, mức bồi thường thiệt hại trong Dân sự tăng cao! (06/11/2019 09:00)
- Không đủ khả năng bồi thường thiệt hại, cần phải làm gì? (22/10/2019 16:26)
- Vụ nước bẩn: Công ty Viwasupco phải bồi thường cho dân (21/10/2019 14:17)
- Vụ cháy nhà máy Rạng Đông và trách nhiệm bồi thường (09/09/2019 14:00)
- Bị đánh cắp thông tin để vay tiền, có phải trả nợ? (20/02/2021 08:00)
- Lập di chúc có cần giấy khám sức khỏe không? (19/02/2021 08:00)
- Di chúc vô hiệu và không có hiệu lực khác nhau thế nào? (13/02/2021 09:00)
- Mọi hợp đồng đều phải có quốc hiệu, tiêu ngữ? (10/02/2021 19:00)
- Vay tiền tiêu Tết, cẩn thận sập bẫy tín dụng đen! (05/02/2021 09:00)
- Mang thai hộ là gì? Phân biệt đẻ thuê và mang thai hộ (31/01/2021 12:15)
- Con đủ 18 tuổi có còn phải cấp dưỡng nữa không? (13/10/2019 21:42)
- Con hư hỏng, cha mẹ được đưa vào trường giáo dưỡng? (11/10/2019 16:12)
- Tại sao người được ủy quyền không cần ký vào Giấy ủy quyền? (03/10/2019 15:01)
- Bất lợi pháp lý của một người say rượu (03/10/2019 12:00)
- Đám cưới bật nhạc quá to, có thể bị phạt tiền! (02/10/2019 16:00)