Có phải đổi số CMND sang CCCD trong đăng ký kết hôn không?

Khi chuyển từ số Chứng minh nhân dân (CMND) sang số Căn cước công dân (CCCD), người dân có phải đính chính trên Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hay không?


Mẫu đăng ký kết hôn thế nào? Có thông tin số CMND không?

Giấy chứng nhận kết hôn hay còn gọi là đăng ký kết hôn là văn bản do cơ quna có thẩm quyền (Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã, cấp huyện…) cấp cho hai bên nam, nữ khi hai người này làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định.

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được ban hành kèm theo Phụ lục số 01 danh mục giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp in, phát hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP.

Mẫu Giấy chứng nhận kết hôn ban hành kèm Thông tư 04

Theo đó, mẫu Giấy chứng nhận kết hôn gồm các nội dung:

- Họ, chữ đệm, tên của vợ, chồng;

- Các thông tin cơ bản của vợ chồng gồm: Ngày tháng năm sinh; dân tộc, quốc tịch, nơi cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú); giấy tờ tuỳ thân;

- Nơi đăng ký kết hôn; ngày tháng năm đăng ký kết hôn;

- Chữ ký của vợ, chồng và của người đại diện của cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kết hôn kèm dấu.

Như vậy, trên đăng ký kết hôn có thông tin về giấy tờ tuỳ thân của vợ chồng. Tuy nhiên, hiện không có bất kỳ văn bản nào quy định cụ thể giấy tờ tuỳ thân gồm những loại nào nhưng một số văn bản có thể hiện loại giấy tờ nào là giấy tờ tuỳ thân như:

- Chứng minh nhân dân: Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định CMND gồm những đặc điểm riêng biệt của cá nhân như họ tên khai sinh, giới tính, nguyên quán…

- Căn cước công dân: Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân khẳng định Căn cước công dân là giấy tờ tuỳ thân của của công dân.

- Hộ chiếu (khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam): Hộ chiếu là giấy tờ để chứng minh quốc tịch, nhân thân của công dân Việt Nam…

Do đó, có thể thấy, thông tin về giấy tờ nhân thân trong đăng ký kết hôn có thể là số CMND hoặc số CCCD hoặc bất kỳ giấy tờ tuỳ thân nào khác mà không bắt buộc chỉ có thể là số Chứng minh nhân dân.

Xem thêm...

Đổi sang CCCD có phải đính chính trên đăng ký kết hôn không?

Để thay đổi thông tin trên đăng ký kết hôn, theo quy định tại Luật Hộ tịch, công dân phải thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch hoặc thay đổi hộ tịch.

Trong đó, Luật Hộ tịch giải thích các thuật ngữ trên như sau:

Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

(căn cứ khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch)

Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.

(căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Hộ tịch)

Đồng thời, theo Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014, phạm vi thay đổi hộ tịch gồm thay đổi họ, chữ đệm, tên trong nội dung khai sinh đã đăng ký, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh sau khi được nhận làm con nuôi; cải chính hộ tịch khi xác định được sai sót trong đăng ký do người đăng ký hoặc cơ quan đăng ký (khoản 1, khoản 2 Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP).

Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể thấy, thay đổi thông tin về số CMND thành CCCD không thuộc trường hợp phải thay đổi hoặc cải chính hộ tịch.

Ngoài ra, hiện nay, khi quét con chip của CCCD gắn chip, công dân có thể được số CMND cũ, thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính cũng như địa chỉ thường trú của công dân.

Do đó, có thể khẳng định, khi vợ chồng đổi sang CCCD gắn chip không cần phải đi đính chính số CMND trên đăng ký kết hôn mà chỉ cần xuất trình thẻ CCCD gắn chip để cơ quan có thẩm quyền quét mã QR.

Trên đây là giải đáp về câu hỏi: Có phải đổi số CMND sang CCCD trong đăng ký kết hôn không? Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt cầm đồ và tín dụng đen mới nhất

Nhiều người dân hiện nay đang nhầm lẫn giữa dịch vụ cầm đồ hợp pháp và hoạt động tín dụng đen. Việc phân biệt cầm đồ và tín dụng đen rõ ràng là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro tiềm ẩn. 

Xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Khi ly hôn, có rất nhiều quan hệ giữa vợ chồng cần được giải quyết, trong đó có vấn đề về nợ chung. Vậy pháp luật quy định xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Làm sao để không bị chia đôi tài sản khi ly hôn?

Phân chia tài sản là vấn đề quan trọng mà các cặp vợ chồng quan tâm khi ly hôn. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi. Vậy làm sao để không bị chia đôi tài sản khi ly hôn?