Đã cho con nuôi, cha mẹ đẻ có đòi lại được không?
Khi nào được thay đổi quyết định cho con nuôi?
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi (theo khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010). Theo đó, quan hệ nhận con nuôi chỉ được xác lập sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Đặc biệt, nếu người được nhận nuôi có cha mẹ đẻ thì trong quá trình nhận nuôi, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã phải tiến hành lấy ý kiến của cha mẹ đẻ:
- Cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi phải đồng ý về việc nhận nuôi con nuôi. Việc đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
- Việc lấy ý kiến phải được lập thành văn bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến;
- Công chức tư pháp, hộ tịch phải tư vấn đầy đủ cho cha mẹ đẻ về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng với con đã được cho làm con nuôi trừ khi có thỏa thuận khác.
Có thể thấy, khi cha mẹ đẻ đã cho con làm con nuôi thì phải được tư vấn đầy đủ, hiểu rõ về quyền, lợi ích của mình với con cũng như quyền và lợi ích của cha mẹ nuôi với con nuôi… Do đó, kể từ thời điểm giao nhận con nuôi thì cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ liên quan đến người được cho làm con nuôi.
Tuy nhiên, để tránh trường hợp có gian lận hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, Chính phủ có quy định:
Những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ
Căn cứ quy định trên, chỉ có 01 trường hợp duy nhất, cha mẹ đẻ được thay đổi quyết định cho con làm con nuôi của người khác nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động của yếu tố tâm lý, sức khỏe;
- Thời hạn để thay đổi là 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến;
- Phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi.
Đặc biệt lưu ý: Sau thời hạn 15 ngày nêu trên, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
Như vậy, chỉ có duy nhất 01 trường hợp, cha mẹ đẻ được quyền thay đổi quyết định cho trẻ em làm con nuôi người khác.
Cha mẹ đẻ có được đòi lại con đã cho làm con nuôi không? (Ảnh minh họa)
4 trường hợp cha mẹ đẻ đòi lại con đã cho con nuôi
Mặc dù chỉ có 01 trường hợp cha mẹ đẻ được thay đổi ý kiến khi đã cho con nuôi nhưng theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
- Vi phạm một trong các quy định như: Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; ông bà nhận cháu làm con nuôi, anh chị em nhận nhau làm con nuôi…
Như vậy, nếu vi phạm các điều nêu trên thì quan hệ nuôi con nuôi sẽ chấm dứt. Khi đó, nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án có thể giao lại con cho cha mẹ đẻ.
Trong trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt được khôi phục.
Nói tóm lại, khi đã cho con nuôi, cha mẹ đẻ chỉ được quyền nhận lại con nuôi trong 02 trường hợp đã nêu ở trên.
>> Hướng dẫn mới nhất về thủ tục nhận con nuôi trong nước
Nguyễn Hương
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Chế độ thai sản năm 2021 của người nhận con nuôi (02/11/2020 09:00)
- Đã cho con nuôi, cha mẹ đẻ có đòi lại được không? (06/05/2020 15:30)
- Hướng dẫn mới nhất về thủ tục nhận con nuôi trong nước (29/03/2020 15:00)
- Chi tiết cách nhận con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mới nhất (06/03/2020 13:25)
- Điều kiện và thủ tục người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam (22/02/2020 10:37)
- Một người có được làm con nuôi của nhiều người không? (07/02/2020 16:00)
- Thủ tục nhận con nuôi theo quy định mới nhất (06/02/2020 16:08)
- Infographic: Cần đáp ứng những điều kiện nào để được nhận con nuôi? (08/11/2019 13:25)
- Cặp đôi đồng tính có được nhận con nuôi không? (01/08/2019 16:14)
- Mẫu Biên bản giao nhận con nuôi và hướng dẫn (25/07/2019 16:00)
- Bị đánh cắp thông tin để vay tiền, có phải trả nợ? (20/02/2021 08:00)
- Lập di chúc có cần giấy khám sức khỏe không? (19/02/2021 08:00)
- Di chúc vô hiệu và không có hiệu lực khác nhau thế nào? (13/02/2021 09:00)
- Mọi hợp đồng đều phải có quốc hiệu, tiêu ngữ? (10/02/2021 19:00)
- Vay tiền tiêu Tết, cẩn thận sập bẫy tín dụng đen! (05/02/2021 09:00)
- Mang thai hộ là gì? Phân biệt đẻ thuê và mang thai hộ (31/01/2021 12:15)
- Chồng mất tích, vợ có được kết hôn với người khác không? (23/04/2020 15:30)
- Thủ tục ly hôn khi mất đăng ký kết hôn theo quy định hiện nay (22/04/2020 15:48)
- 5 trường hợp không được hưởng thừa kế nhà, đất (21/04/2020 07:32)
- Dưới 18 tuổi có được ký hợp đồng thế chấp tài sản? (20/04/2020 15:30)
- Di chúc được công bố khi nào? Do ai thực hiện? (17/04/2020 15:40)