Điều kiện để được hiến nội tạng cho người khác

Việc hiến nội tạng cho người khác là một nghĩa cử vô cùng nhân văn bởi hiện nay có khá nhiều người không có nội tạng để ghép. Vậy, để được hiến tạng cho người khác, phải đáp ứng điều kiện thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 75/2006/QH11 (gọi tắt là Luật số 75/2006/QH11), việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện giữa người hiến và người được ghép.

Đây là hành động vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học mà không nhằm mục đích thương mại. Theo đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Tuy nhiên, khi có nguyện vọng đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể phải báo với cơ sở y tế và sẽ được tư vấn các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, đăng ký hiến.

Đặc biệt, những người này sẽ được kiểm tra sức khỏe nhằm bảo đảm sự lựa chọn cho người đủ tiêu chuẩn sức khỏe tham gia hiến mô, bộ phận cơ thể (Căn cứ Quyết định 13/2008/QĐ-BYT).

Điều kiện để được hiến nội tạng cho người khác

Điều kiện để được hiến nội tạng cho người khác (Ảnh minh họa)

Đồng thời, theo Điều 11 Luật 75/2006/QH11, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

- Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người, lấy trộm xác;

- Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;

- Mua bán mô, bộ phận cơ thể người, mua bán xác;

- Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại; quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận người vì mục đích thương mại;

- Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi;

- Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh: HIV dương tính; viêm gian virus B, C đang hoạt động; viêm não, màng não do virus, do nấm; bệnh dại; giang mai; đái tháo đường có biến chứng; nghiện ma túy; suy đa tạng… (theo Thông tư 28/2012/TT-BYT);

- Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái quy định;

- Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não…

Có thể thấy, chỉ cần là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoàn toàn tự nguyện và có đủ sức khỏe theo quy định thì đều có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người khi còn sống, sau khi chết hoặc hiến xác.

Không chỉ vậy, Điều 30 Luật số 75/2006/QH11 cũng quy định điều kiện để một người được ghép mô, bộ phận cơ thể người, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người như sau:

- Có chỉ định ghép của cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người;

- Có đơn tự nguyện xin ghép. Nếu người này dưới 18 tuổi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

- Nếu ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người…

Trên đây là điều kiện để được hiến nội tạng cho người khác. Ngoài ra, khi muốn hiến gan, thận thì phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù như quy định dưới đây:

>> Mắc những bệnh này không được hiến gan, thận

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.