Di sản không có người thừa kế, xử lý thế nào?

Thông thường, di sản được để lại cho người thừa kế hợp pháp của người để lại di sản. Tuy nhiên, nếu người này không có người thừa kế thì tài sản sẽ được xử lý thế nào?


2 hình thức nhận di sản thừa kế hiện nay

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Do đó, có thể khẳng định, việc nhận di sản thừa kế được thực hiện theo 02 hình thức: Theo di chúc và theo pháp luật.

- Nhận thừa kế theo di chúc: Là việc người thừa kế được nhận di sản theo ý chí của người để lại di chúc. Người này có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế…

- Nhận thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp, người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản… thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

di sản không có người thừa kế

Di sản không có người thừa kế, ai được hưởng? (Ảnh minh họa)

Di sản sẽ thuộc về Nhà nước nếu không có người thừa kế?

Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự hiện hành, người thừa kế là:

- Cá nhân còn sống tại thời điểm mở thừa kế;

- Cá nhân đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và còn sống sau thời điểm mở thừa kế;

- Phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nếu không phải cá nhân hưởng thừa kế theo di chúc.

Như vậy, chỉ trong các trường hợp sau đây, di sản thừa kế mới không có người thừa kế:

* Theo di chúc

Những trường hợp không có người hưởng di sản theo di chúc gồm:

- Di chúc không hợp pháp;

- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

- Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản;

- Trong di chúc, người để lại di sản không chỉ định người thừa kế ...

* Theo pháp luật

Những trường hợp không có người hưởng di sản theo pháp luật như không có người thừa kế theo các hàng thừa kế do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản…

Theo đó, để giải quyết tình trạng này, Điều 622 Bộ luật Dân sự có quy định:

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước

Như vậy, trong các trường hợp không có người thừa kế nhận di sản thì phần di sản thừa kế này sẽ thuộc về Nhà nước sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ của người để lại thừa kế.

Trên đây là quy định về việc xử lý di sản không có người thừa kế. Ngược lại, nếu thuộc trường hợp được nhận thừa kế thì độc giả có thể theo dõi thủ tục tại bài viết dưới đây:

>> Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhanh và chuẩn nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.