Di chúc vô hiệu và không có hiệu lực khác nhau thế nào?

Hiện nay, hẳn nhiều người từng nghe đến việc di chúc vô hiệu, di chúc không có hiệu lực. Tuy nhiên, để phân biệt rõ hai khái niệm này thì không phải ai cũng biết.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện nay, không có quy định nào định nghĩa về di chúc vô hiệu. Tuy nhiên, có thể hiểu di chúc vô hiệu là di chúc không thỏa mãn các điều kiện hợp pháp nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự.

Trong khi đó, di chúc không có hiệu lực được chia thành 02 trường hợp: Không có hiệu lực toàn bộ hoặc di chúc không có hiệu lực một phần được nêu tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015.

phan biet di chuc vo hieu va di chuc khong co hieu luc
Phân biệt di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực (Ảnh minh họa)


Như vậy, có thể phân biệt di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực theo các tiêu chí sau đây:

STT

Tiêu chí

Di chúc vô hiệu

Di chúc không có hiệu lực

1

Căn cứ

Điều 630 Bộ luật Dân sự

Điều 643 Bộ luật Dân sự

2

Định nghĩa

bản di chúc không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực, hợp pháp theo quy định.

Là bản di chúc hợp pháp nhưng thuộc các trường hợp khiến di chúc không có hiệu lực.

3

Trường hợp

- Người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;

- Người lập di chúc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

- Nội dung di chúc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

- Hình thức di chúc trái quy định của pháp luật;

- Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được lập thành văn bản, không được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ không được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;

- Di chúc miệng không được thể hiện trước ít nhất 02 người làm chứng, người làm chứng không ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ và trong 05 ngày không được chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần:

+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Di chúc không có hiệu lực khi di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Đáng chú ý: Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Trên đây là phân biệt di chúc vô hiệu và di chúc không có hiệu lực. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900 6192 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.

>> Di chúc: Cần biết những thông tin gì khi viết di chúc?

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?