Di chúc kèm theo điều kiện có hợp pháp không?

Di chúc là việc một người để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy liệu người để lại di chúc có được lồng ghép điều kiện cho người nhận thừa kế không?


Người để lại di sản được thêm điều kiện vào di chúc?

Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết

Đồng thời, Điều 626 Bộ luật này cũng khẳng định, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế cũng như phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Do đó, việc để tài sản của mình cho ai trong di chúc là quyền và ý chí của người lập di chúc.

Ngoài ra, di chúc gồm các nội dung:

- Ngày tháng năm lập di chúc;

- Họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

- Họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

- Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài những nội dung này thì di chúc có thể có các nội dung khác.

Không chỉ vậy, về di chúc hợp pháp, Điều 630 Bộ luật Dân sự quy định gồm các điều kiện sau đây:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

- Hình thức di chúc không trái quy định của luật…

Căn cứ các quy định trên, có thể thấy, không có quy định nào cấm di chúc không được kèm theo điều kiện cũng như không có quy định cụ thể về di chúc kèm điều kiện. Do đó, nếu di chúc đáp ứng các điều kiện để có hiệu lực và hợp pháp thì hoàn toàn có thể kèm theo điều kiện. Trong đó, lưu ý rằng điều kiện của di chúc không được trái đạo đức xã hội, vi phạm điều cấm của luật.

Ví dụ: Nếu trong di chúc, người bố để lại tài sản cho con trai có kèm điều kiện là chỉ khi sau 25 tuổi mới được toàn quyền quản lý, sử dụng, định đoạt (bán, cho…) căn nhà đó. Còn trước đó thì không.

=> Không vi phạm điều cấm của luật cũng không vi phạm pháp luật nhưng vi phạm về thời điểm có hiệu lực của di chúc - di chúc có hiệu lực từ thời điểm người để lại di chúc chết nên di chúc này không hợp pháp

Ví dụ: Trong di chúc của mình, người vợ đặt ra điều kiện là người chồng không được lấy vợ hai thì được hưởng phần tài sản của người vợ trong tài sản chung với người chồng.

=> Di chúc vi phạm nguyên tắc tự nguyện kết hôn của nam nữ nêu tại Luật Hôn nhân và Gia đình nên không hợp pháp.

Như vậy, hiện nay không có quy định cụ thể về di chúc có điều kiện nên nếu di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực thì sẽ hợp pháp.

Di chúc có điều kiện hợp pháp không?
Di chúc có điều kiện hợp pháp không? (Ảnh minh họa)


Di chúc có điều kiện khác gì tặng cho có điều kiện?

Về bản chất di chúc và hợp đồng tặng cho đã khác nhau. Do đó, khi kèm theo điều kiện thì di chúc có điều kiện cũng hoàn toàn khác với hợp đồng tặng cho có điều kiện.

Cụ thể, một số vấn đề khác biệt nổi bật như:

Về hiệu lực

- Di chúc có hiệu lực từ thời điểm người có tài sản chết.

- Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực từ thời điểm người nhận tặng cho nhận được tài sản trừ khi có thỏa thuận khác.

- Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực từ thời điểm phải đăng ký…

Về nghĩa vụ

- Di chúc: Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản được hưởng trừ trường hợp có thỏa thuận khác; thực hiện nghĩa vụ (điều kiện) người để lại di sản yêu cầu trong di chúc nếu điều kiện này không trái pháp luật, đạo đức, xã hội…

- Hợp đồng tặng cho: Hai bên có thể thỏa thuận về việc có thực hiện yêu cầu, nghĩa vụ trước hoặc sau khi tiến hành tặng cho tài sản…

Xem thêm: Nên lập di chúc hay lập hợp đồng tặng cho tài sản?

Trên đây là phân tích về di chúc có điều kiện hợp pháp không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Di chúc: Cần biết những thông tin gì khi viết di chúc?

>> Mẫu Di chúc chuẩn và hướng dẫn chi tiết cách viết

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chung sống với 2 vợ trước 1960, hôn nhân có hợp pháp không?

Chung sống với 2 vợ trước 1960, hôn nhân có hợp pháp không?

Chung sống với 2 vợ trước 1960, hôn nhân có hợp pháp không?

Hiện nay, pháp luật tôn trọng quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng. Tuy nhiên, nếu trước năm 1960, cụ thể là thời điểm 13/01/1960 - thời điểm Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên được ban hành và áp dụng thì nếu chung sống với hai vợ, quan hệ hôn nhân có được công nhận không?