Đấu giá là gì? Các hình thức đấu giá

Hiện nay, việc đấu giá tài sản không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hoạt động đấu giá tài sản. Cùng tìm hiểu đấu giá là gì? Các hình thức đấu giá tại bài viết dưới đây.

1. Đấu giá là gì? Các hình thức đấu giá

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản mà trong đó có từ 02 người trở lên tham gia đấu giá tài sản theo các nguyên tắc, trình tự và thủ tục đấu giá tài sản được quy định tại Luật Đấu giá tài sản.

(Định nghĩa nêu tại khoản 2 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14).

Đấu giá tài sản là gì?
Đấu giá tài sản là gì? (ảnh minh họa)

Đối với các hình thức và phương thức đấu giá, Điều 40 Luật Đấu giá tài sản quy định có 04 hình thức đấu giá và 02 phương thức đấu giá bao gồm:

  • Hình thức đấu giá:

  • Đấu giá trực tiếp bằng lời tại buổi đấu giá;

  • Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại buổi đấu giá;

  • Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;

  • Đấu giá trực tuyến.

- Phương thức đấu giá:

  • Đấu giá trả giá lên;

  • Đấu giá đặt giá xuống.

2. Tài sản nào phải bán đấu giá?

Khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản quy định các tài sản phải bán đấu giá gồm:

- Tài sản nhà nước;

- Tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân;

- Quyền sử dụng đất;

- Tài sản bảo đảm;

- Tài sản thi hành án;

- Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Hàng dự trữ quốc gia;

- Tài sản cố định của doanh nghiệp;

- Tài sản của những doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;

- Hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng hạ tầng đường bộ;

- Quyền khai thác khoáng sản;

- Quyền sử dụng, sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

- Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;

- Nợ xấu và tài sản bảo đảm của tổ chức có 100% vốn điều lệ do Nhà nước sở hữu được Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;

- Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán đấu giá.

Ngoài ra các cá nhân, tổ chức có thể tự nguyện lựa chọn bán đấu giá tài sản thuộc sở hữu của mình.

3. Câu hỏi thường gặp

Dưới đây sẽ là nội dung giải đáp một số câu hỏi thường gặp giải đáp thêm về đấu giá là gì và các hoạt động liên quan đến đấu giá tài sản:

3.1. Nguyên tắc đấu giá tài sản là gì?

Nguyên tắc bán đấu giá được quy định tại Điều 6 Luật Đấu giá tài sản như sau:

Nguyên tắc đấu giá tài sản
Nguyên tắc đấu giá tài sản (ảnh minh họa)

- Tuân thủ pháp luật;

- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, minh bạch, công khai, công bằng và khách quan;

- Bảo vệ quyền, lợi ích của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá và đấu giá viên.

- Buổi đấu giá phải do đấu giá viên điều hành hoặc do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.

3.2. Giá khởi điểm của đấu giá là bao nhiêu?

Giá khởi điểm trong bán đấu giá là giá ban đầu thấp nhất của tài sản đấu giá nếu đấu giá theo phương thức trả giá lên và là giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá nếu đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.

Giá khởi điểm của đấu giá được xác định tại thời điểm:

- Trước khi ký kết hợp đồng đấu giá tài sản;

- Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản;

- Trước khi tổ chức có 100% vốn điều lệ do Nhà nước sở hữu được Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự thực hiện đấu giá.

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể mức giá khởi điểm của đấu giá là bao nhiêu. Tùy vào từng loại tài sản đấu giá khác nhau, giá khởi điểm đấu giá cũng khác nhau.

Ví dụ, theo Điều 3 Nghị quyết số 73/2022/QH15, xe ô tô được mang ra đấu giá có giá khởi điểm là 40 triệu đồng. Sau đó, mỗi một bước giá sẽ có giá là 05 triệu đồng.

Giá khởi điểm của đấu giá được xác định như sau:

- Đối với tài sản phải bán đấu giá theo quy định thì giá khởi điểm được xác định theo Luật áp dụng đối với tài sản đó;

- Đối với tài sản tổ chức, cá nhân tự nguyện đấu giá thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá, cá nhân, tổ chức khác xác định.

3.3. Sau khi trúng đấu giá, phải nộp tiền trong bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn nộp tiền sau khi trúng đấu giá.

Theo quy định tại Điều 48 Luật Đấu giá tài sản, người trúng đấu giá có nghĩa vụ nộp tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản được thực hiện theo Chương III, Chương IV Luật Đấu giá tài sản thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;

Bước 2: Ban hành quy chế đấu giá;

Bước 3. Niêm yết việc đấu giá;

Bước 4. Xem tài sản đấu giá;

Bước 5. Đăng ký tham gia đấu giá;

Bước 6. Tham gia đấu giá;

Bước 7. Lập biên bản đấu giá;

Bước 8. Chuyển hồ sơ đấu giá.

5. Đấu giá khác gì đấu thầu?

Dưới đây là so sánh một số điểm khác nhau cơ bản giữa đấu giá và đấu thầu:

Tiêu chí

Đấu giá

Đấu thầu

Khái niệm

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản mà trong đó có từ 02 người trở lên tham gia đấu giá

Đấu thầu là quá trình lựa chọn một nhà thầu để ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ

Bản chất

Tìm người mua tài sản

Tìm người cung ứng dịch vụ

Đối tượng

Tài sản

Dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp,…

Trên đây là nội dung Đấu giá là gì? Các hình thức đấu giá

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Những ngày gần đây, khắp các trang mạng xã hội lan truyền thông tin “Chồng không được ly hôn dù vợ mang thai hoặc sinh con người khác từ 01/7/2024”. Tuy nhiên, thông tin này không hoàn toàn chính xác. Vậy cụ thể quy định đúng là thế nào?