Đặt cọc bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?

Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong cuộc sống hằng ngày, việc đặt cọc bằng giấy viết tay diễn ra khá thường xuyên. Vậy giấy này có giá trị pháp lý không? Nếu xảy ra tranh chấp thì phải làm thế nào?


Đặt cọc bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự hiện hành, đặt cọc là thỏa thuận về việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền/kim khí quý/đá quý/vật có giá trị để bảo đảm thực hiện hoặc giao kết hợp đồng trong một thời hạn theo thỏa thuận.

Hiện, pháp luật không yêu cầu bắt buộc hợp đồng đặt cọc phải được thực hiện bằng hình thức nào. Do đó, các bên hoàn toàn có thể đặt cọc bằng lời nói, bằng hành động hoặc bằng văn bản (có thể sử dụng các phương tiện điện tử hoặc bằng giấy viết tay).

Đồng thời, Bộ luật Dân sự cũng không yêu cầu hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực. Luật Công chứng cũng không có hướng dẫn cụ thể về thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc.

Do đó, có thể thấy, các bên hoàn toàn có quyền đặ cọc bằng giấy viết tay, miễn là những thỏa thuận về đặt cọc của các bên pháp đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 như:

- Các bên tham gia thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự phù hợp với thỏa thuận đặt cọc.

- Các bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc hoàn toàn tự nguyện.

- Mục đích, nội dung của hợp đồng đặt cọc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Đặt cọc bằng giấy viết tay: Cần biết gì để không bị thiệt? (Ảnh minh họa)

Làm sao lấy lại được tiền cọc khi dùng giấy viết tay?

Mặc dù pháp luật không cấm hợp đồng đặt cọc bằng giấy viết tay nên nếu không đạt thành thỏa thuận (một trong hai bên không thực hiện hoặc giao kết hợp đồng) thì các bên có thể lấy lại tiền đặt cọc theo một trong ba cách là thương lượng, hòa giải hoặc khởi kiện ra Tòa.

Bởi theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự, kết quả của hợp đồng đặt cọc sẽ gồm:

- Các bên thỏa thuận được việc ký hợp đồng sau khi đặt cọc: Tài sản dùng để đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc các bên sẽ trừ đi khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

- Bên đặt cọc là đối tượng từ chối thực hiện, ký hợp đồng: Bên nhận đặt cọc sẽ được hưởng tài sản đặt cọc.

- Bên từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng là bên nhận cọc: Bên nhận cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản được dùng để đặt cọc và một khoản tiền tương đương với tài sản đặt cọc.

Lưu ý: Nếu các bên có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận đó.

Do đó, các bên có thể thực hiện một trong ba cách để lấy được tài sản đặt cọc:

- Thương lượng: Các bên thương lượng về việc trả lại tài sản đặt cọc hoặc bồi thường thiệt hại… khi không đạt được mục đích đặt cọc.

- Hòa giải: Nếu không thể thương lượng được, các bên có thể yêu cầu một bên thứ ba thực hiện thủ tục hòa giải để đi đến kết quả thỏa thuận được hoặc không.

- Khởi kiện: Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được với nhau, một trong các bên có thể thực hiện thủ tục khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng đặt cọc.

Trong trường hợp đặt cọc bằng giấy viết tay nhưng hình thức, nội dung của giấy viết tay đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật thì vẫn được coi là một trong các bằng chứng để các bên khởi kiện ra Tòa.

Khi đó, thủ tục khởi kiện mà các bên có thể thực hiện gồm:

- Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Hợp đồng đặt cọc bằng giấy viết tay
  • Giấy tờ nhân thân của các bên (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu…)
  • Giấy tờ khác về việc đặt cọc

- Cách thức nộp hồ sơ: Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện - nơi bên còn lại cư trú hoặc làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng đặt cọc bằng một trong các hình thức:

  • Nộp trực tiếp tại địa chỉ trụ sở của Tòa án
  • Nộp qua bưu điện đến địa chỉ của Tòa án
  • Nộp online qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu Tòa án đó có cổng thông tin điện tử)

Nếu hồ sơ đầy đủ, có đủ căn cứ để Tòa án tiếp nhận, giải quyết đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc, Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý và giải quyết. Tùy vào từng vụ án khác nhau, thời gian Tòa án giải quyết có thể kéo dài từ 06-08 tháng.

Trên đây là giải đáp các thông tin cần thiết liên quan đến đặt cọc bằng giấy viết tay. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.