Đặt cọc bằng chuyển khoản: Lưu ý quan trọng để tránh rủi ro

Chuyển khoản là một trong những hình thức chi tiêu không dùng tiền mặt thuận tiện, nhanh gọn, được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Vậy đặt cọc bằng chuyển khoản có được không? Cần lưu ý gì để tránh rủi ro trong các giao dịch này?


Đặt cọc bằng chuyển khoản là gì?

Đặt cọc là một trong các hình thức của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành, đặt cọc là hình thức mà bên đặt cọc giao một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác cho bên nhận đặt cọc với thoả thuận trong một thời hạn nhất định để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Đồng thời, quy định của Bộ luật Dân sự không bắt buộc các bên phải đặt cọc bằng hình thức nào (chuyển khoản hoặc trực tiếp giao tiền mặt…) Do đó, hình thức đặt cọc sẽ do các bên tự thoả thuận với nhau.

Điều đó có nghĩa là, đặt cọc bằng chuyển khoản là một trong các hình thức của việc đặt cọc. Theo đó, bên đặt cọc sẽ chuyển tiền cho bên nhận đặt cọc bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng bằng cách ra trực tiếp ngân hàng hoặc thông qua ứng dụng trên điện thoại, máy tính.

Và dù được đặt cọc bằng hình thức nào, chuyển khoản hay giao dịch tiền mặt thì sau khi đặt cọc, nếu hợp đồng được thực hiện hoặc giao kết thì số tiền đặt cọc này sẽ được trả lại hoặc trừ vào nghĩa vụ của bên đặt cọc.

Nếu từ chối giao dịch thì số tiền này sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc (khi bên đặt cọc từ chối) hoặc phải trả lại cho bên đặt cọc và một khoản tiền tương ứng tương đương tiền đặt cọc (bên nhận cọc từ chối thực hiện hợp đồng) trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Đặt cọc bằng chuyển khoản: Lưu ý quan trọng để tránh rủi ro (Ảnh minh hoạ)

Cần lưu ý gì khi đặt cọc bằng chuyển khoản?

Do đặt cọc bằng chuyển khoản thì người đặt cọc không giao tiền trực tiếp cho người nhận cọc cũng sẽ không có người làm chứng nên khi thực hiện đặt cọc bằng hình thức chuyển khoản thì các bên cần chú ý một số điều sau đây:

Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 46/2014/TT-NHNN, việc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng của khách hàng được thực hiện theo quy trình nội bộ của ngân hàng, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn và đầy đủ.

Do đó, với các ngân hàng khác nhau sẽ có một quy trình, trình tự chuyển tiền khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, khi chuyển tiền, bạn đọc có thể chọn một trong bốn hình thức sau đây:

  • Đến trực tiếp ngân hàng và thực hiện thủ tục chuyển tiền cho bên nhận đặt cọc theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng
  • Chuyển khoản qua ứng dụng của ngân hàng mà mình có tài khoản được cài đặt trên điện thoại
  • Chuyển khoản qua internet banking
  • Chuyển khoản qua dịch vụ chuyển khoản của cá nhân hoặc tổ chức. Hiện nay, có dịch vụ BankPlus, Momo, Zalopay… đều có thể hiện hiện chuyển khoản tiền trong tài khoản ví sang các ngân hàng khác.

Theo đó, dù chuyển khoản bằng hình thức nào thì đều có lưu lại giao dịch chuyển tiền hoặc biên lai, thông báo xác nhận của ngân hàng, thông báo của các ứng dịch liên kết…

Tuy nhiên, những giấy tờ này cũng không thể hoàn toàn chứng minh được số tiền đó là tiền đặt cọc. Do vậy, khi chuyển khoản, nhất định người chuyển phải ghi cụ thể nội dung chuyển tiền là đặt cọc số tiền bao nhiêu. Nếu được có thể ghi thêm nội dung thoả thuận đặt cọc giữa các bên.

Ngoài ra, trước khi thoả thuận đặt cọc, các bên đều phải có tin nhắn, hợp đồng, giấy tờ xác nhận đặt cọc, cuộc nói chuyện điện thoại… về nội dung thoả thuận đặt cọc.

Bởi vậy, để chứng minh có tồn tại giao dịch đặt cọc, người đặt cọc bằng chuyển khoản phải lưu giữ lại tất cả những bằng chứng, chứng cứ này làm căn cứ để nếu có tranh chấp xảy ra sẽ khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền.

Trên đây là một số lưu ý khi các bên đặt cọc bằng chuyển khoản. Hình thức này hoàn toàn có thể đảm bảo đầy đủ tính pháp lý nếu các bên đều lưu giữ lại bằng chứng, chứng cứ. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được chuyên gia pháp lý giải đáp, tư vấn.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.