Đất bố mẹ chồng cho là tài sản riêng hay chung?

Sau khi kết hôn, nhiều người được bố mẹ chồng cho tài sản trong đó có nhà, đất. Tuy nhiên, liệu tài sản đó có phải là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không?


Đất bố mẹ chồng tặng cho là tài sản chung vợ chồng?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có thể có cả tài sản riêng và tài sản chung. Cụ thể:

- Tài sản chung: Là tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản do vợ, chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung…

- Tài sản riêng: Là tài sản mỗi người có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng…

Trong đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Tài sản riêng được dùng để thanh toán các nghĩa vụ riêng của từng người...

Căn cứ quy định trên, nếu tài sản là nhà, đất được bố mẹ chồng tặng cho riêng chồng hoặc riêng vợ thì đó là tài sản riêng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chồng tặng cho chung cả hai vợ chồng thì đó lại là tài sản chung của hai người trong thời kỳ hôn nhân.

Bởi vậy, để xác định nhà đất do bố mẹ chồng tặng cho là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng thì trước hết phải xác định người được tặng cho là vợ hay chồng hay cả hai vợ chồng.

Xem thêm: Khi nào nhà đất là tài sản chung của vợ chồng?

Đất bố mẹ chồng cho
Đất bố mẹ chồng cho là tài sản riêng hay chung? (Ảnh minh họa)


Có thể nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng?

Mặc dù tài sản được tặng cho riêng là tài sản riêng của mỗi người nhưng hai vợ chồng vẫn có thể chuyển tài sản này thành tài sản chung. Bởi theo Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình:

Vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung

Theo đó, khi được tặng cho riêng tài sản, nếu muốn chuyển tài sản riêng đó thành tài sản chung, hai vợ chồng cần phải thực hiện thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Cụ thể, Điều 46 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định:

Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai, khi vợ chồng muốn chuyển quyền sử dụng đất từ tài sản riêng sang tài sản chung với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã được đăng ký thì bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày có thỏa thuận.

Như vậy, có thể thấy, nếu đất bố mẹ chồng tặng cho cả hai vợ chồng thì đây là tài sản chung, nếu tặng cho riêng thì đây là tài sản riêng của từng người trừ trường hợp có thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng.

>> Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thành tài sản chung

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.